Từ 01/9/2022, các đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện phải lập báo cáo tài chính theo quy định?

Cho tôi hỏi nếu đơn vị làm từ thiện là các tổ chức có kế toán riêng thì phải lập báo cáo tài chính cho hoạt động đó đúng không? Tôi cảm ơn!

Quy định về chứng từ kế toán đối với các đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện?

Theo Điều 4 Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định về chứng từ kế toán như sau:

- Các đơn vị được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Đối với các khoản chỉ hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng nhận tài trợ (chỉ tiền mặt, phân phối hàng hóa, hiện vật) thì chứng từ làm căn cứ ghi chỉ (hoặc bảng kẻ đính kèm) phải có chữ ký của người nhận, xác nhận của đơn vị có trách nhiệm tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành. | Điều 5. Quy định về tài khoản kế toán

- Tài khoản kẻ toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả; các khoản tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phỉ nhận tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân, kinh phí ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác; kết quả hoạt động và các nghiệp vụ kinh tế khác phát sinh tại các đơn vị.

- Phân loại hệ thống tài khoản kế toán

+ Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản); Dùng để phản ảnh và kế toán tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.

+ Các tài khoản ngoài bằng phản ánh những chỉ tiêu kinh tế đã phản ánh ở các tài khoản trong bảng nhưng cần theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lý hoặc theo dõi các tài sản khác mà đơn vị đang quản lý như tài sản thuê ngoài, hiện vật nhận tài trợ chở bản,... Các tài khoản ngoài bằng được hạch toán theo phương pháp ghi đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản).

+ Trường hợp kinh phí quản lý bộ máy được trích theo tỷ lệ tử nguồn nhận tài trợ, đóng góp hoặc trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu lập báo cáo quyết toán nhận và sử dụng kinh phí quản lý bộ máy, thỉ kế toán phải hạch toán đồng thời tài khoản trong bảng và tài khoản ngoài bảng để theo dõi được việc nhận, sử dụng và kinh phí còn lại chưa sử dụng chuyên năm sau đối với kinh phí quản lý bộ máy.

- Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản

+ Các đơn vị căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng phù hợp với hoạt động của đơn vị và cơ chế tài chính theo quy định.

+ Đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:

- Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 01) kèm theo Thông tư này để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Việc bổ sung tài khoản nâng cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 01) kèm theo Thông tư này chỉ thực hiện sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.

- Danh mục hệ thống tài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

Từ 01/9/2022, các đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện phải lập báo cáo tài chính theo quy định?

Từ 01/9/2022, các đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện phải lập báo cáo tài chính theo quy định? (Hình từ internet)

Các đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện phải lập báo cáo tài chính theo quy định?

Theo Điều 7 Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định về báo cáo tài chính như sau:

- Đối tượng lập báo cáo tài chính

+ Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

- Mục đích của báo cáo tài chính

+ Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, đảm bảo có thể sẽ sánh với báo cáo tài chính của các kỳ trước và của các đơn vị khác

+ Thông tin bảo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình, minh bạch thông tin của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn tài trợ, đóng góp và nguồn lực khác do đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật,

- Kỳ lập báo cáo: Đơn vị phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán.

- Trường hợp đơn vị có các đơn vị trực thuộc thì phải lập báo cáo tài chính tổng hợp, bao gồm số liệu của đơn vị mình và toàn bộ thông tin tài chính của các đơn vị trực thuộc, đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh tử các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới và giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

- Thời hạn nộp báo cáo tài chính

+ Báo cáo tài chính năm của đơn vị phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện công khai báo cáo tài chính như thế nào?

Theo khoản 6 Điều 7 Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định về công khai báo cáo tài chính như sau:

+ Báo cáo tài chính của Quỹ xã hội, quỹ từ thiện phải được công khai theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 25/11/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; đối với báo cáo tài chính của tổ chức đơn vị khác thực hiện công khai theo quy định pháp luật.

+ Ngoài ra các tổ chức, đơn vị thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện còn phải thực hiện công khai các thông tin theo quy định của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo,

+ Thời hạn công khai: Đơn vị phải công khai báo cáo tài chính nằm trong | thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính theo quy định của Luật Kể toàn.

Thông tư 41/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 01/9/2022.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

16 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}