Từ 01/7/2024 trường hợp nào được giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định mới nhất?

Căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hiện nay được quy định như thế nào theo Luật mới nhất? Câu hỏi của bạn T.P ở Hà Nam

Từ 01/7/2024 trường hợp nào được giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định mới nhất?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Tài nguyên nước 2023 thì tổ chức, cá nhân khai thác nước mặt, nước dưới đất theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Tài nguyên nước 2023 được giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong 04 trường hợp sau đây:

(1) Công trình khai thác nước phải cắt, giảm lượng nước khai thác khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 42 Luật Tài nguyên nước 2023;

(2) Khai thác, sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước theo quy định tại khoản 5 Điều 59 Luật Tài nguyên nước 2023;

(3) Hồ chứa đã vận hành phải điều chỉnh, bổ sung dung tích phòng lũ cho hạ du so với nhiệm vụ của hồ chứa đã được phê duyệt;

(4) Khai thác nước cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Từ 01/7/2024 trường hợp nào được giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định mới nhất?

Từ 01/7/2024 trường hợp nào được giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định mới nhất?

06 chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước theo Luật Tài nguyên nước 2023 là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Tài nguyên nước 2023 thì có 06 chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước sau:

(1) Hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số thông qua Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công tác quản lý tài nguyên nước.

(2) Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, tích trữ nước, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác.

(3) Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước, Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra.

(4) Khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; bảo vệ, phát triển nguồn nước, nguồn sinh thủy; tích trữ nước và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; điều hòa, phân phối tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

(5) Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phục hồi, phát triển nguồn nước; khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; xử lý nước biển thành nước ngọt; thu gom, sử dụng nước mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất; phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

(6) Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế về tài nguyên nước.

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 83 Luật Tài nguyên nước 2023 vấn đề kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước thực hiện như sau:

- Mục đích của kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; phát hiện tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.

- Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm; không trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị; khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.

- Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp có thể gia hạn một lần nhưng thời gian gia hạn không quá 10 ngày.

- Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như sau:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước;

+ Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước.

Luật Tài nguyên nước 2023 sẽ có hiệu lực ngày 01/7/2024 trừ khoản 3, 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}