Từ 01/7/2024, mức lương tối thiểu vùng tại vùng IV dự kiến là bao nhiêu khi lương tối thiểu vùng tăng 6%?

Từ 01/7/2024, mức lương tối thiểu vùng tại vùng IV dự kiến là bao nhiêu khi lương tối thiểu vùng tăng 6%? Thắc mắc của chị M.K ở Bình Dương.

Từ 01/7/2024, mức lương tối thiểu vùng tại vùng IV dự kiến là bao nhiêu khi lương tối thiểu vùng tăng 6%?

Ngày 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.

Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Lê Văn Thanh, cho biết, hội đồng đã thống nhất mức tăng tiền lương 6%. Đây là mức phù hợp và được sự thống nhất của các thành viên, trong đó có đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Việc tăng lương thực hiện từ 1/7/2024.

Nếu đề xuất được duyệt, lương tối thiểu sẽ tăng dự kiến như sau:

- Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên khoảng 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng);

- Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên khoảng 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng);

- Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên khoảng 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng);

- Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên khoảng 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Với lương tối thiểu vùng theo giờ, Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng thống nhất phương án tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024, cụ thể:

Vùng I tăng từ 22,5 nghìn đồng/giờ lên khoảng 23.800 đồng/giờ;

Vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên khoảng 21.000 đồng/giờ;

Vùng III tăng từ 17.500 đồng/giờ lên khoảng 18.600 đồng/giờ;

Vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên khoảng 16.600 đồng/giờ.

Như vậy, theo phương án đề xuất được Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất thì lương tối thiểu vùng tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng dự kiến tại vùng IV như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng IV

3.445.000

16.600

Từ 01/7/2024, mức lương tối thiểu vùng tại vùng IV dự kiến là bao nhiêu khi lương tối thiểu vùng tăng 6%?

Từ 01/7/2024, mức lương tối thiểu vùng tại vùng IV dự kiến là bao nhiêu khi lương tối thiểu vùng tăng 6%? (Hình từ Internet)

Mức lương tối thiểu vùng tại Vùng IV hiện tại là bao nhiêu và được áp dụng như thế nào?

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tại vùng IV hiện nay như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng IV

3.250.000

15.600

Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng nói chung và lương tối thiểu vùng tại vùng IV được áp dụng như sau:

- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Mức lương tối thiểu vùng thực hiện theo cải cách tiền lương 2024 ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có thể hiện nội dung cải cách tiền lương 2024 với mức lương tối thiểu vùng như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng;

- Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội (cung - cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp...).

- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Tiền lương quốc gia; bổ sung các chuyên gia độc lập tham gia Hội đồng.

Ngoài ra, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khu vực tư được hướng dẫn như sau:

- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.

- Nhà nước công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, tiền lương bình quân trên thị trường đối với các ngành nghề và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động.

- Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thoả thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

- Tăng cường vai trò, năng lực của tổ chức công đoàn và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}