Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành trong Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Tư pháp bằng nhau sẽ xử lý thế nào?

Cho tôi hỏi về cơ chế quyết định trong việc biểu quyết của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Tư pháp thực hiện thế nào trong thời gian tới? Cảm ơn!

Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực Tư pháp sẽ thực hiện những chức năng, nhiệm vụ gì?

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định như sau:

“Điều 9. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.”
Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 7. Hội đồng quản lý
...
3. Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị; quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc; quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức); thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định; thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực Tư pháp sẽ thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định nêu trên.

Số phiếu tán thành và không tán thành trong Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tư pháp bằng nhau thì sẽ xử lý thế nào?

Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành trong Hội đồng quản lý ĐVSNCL thuộc lĩnh vực Tư pháp bằng nhau sẽ xử lý thế nào?

Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực Tư pháp bao gồm những thành phần nào?

Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định như sau:

“Điều 10. Số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên tùy thuộc vào đặc thù của từng đơn vị, trong đó có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm.
2. Thành phần Hội đồng quản lý
a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập gồm đại diện của Bộ (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ), đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp) hoặc đại diện của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) do người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên và cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập) hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp);
c) Thư ký Hội đồng;
d) Đại diện cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc (nếu có). Trường hợp không có tổ chức trực thuộc thi cử đại diện viên chức của đơn vị sự nghiệp tham gia Hội đồng quản lý;
đ) Đại diện của các tổ chức có lợi ích liên quan (nếu có).
3. Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định và số lượng thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Theo đó, Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực Tư pháp sẽ có từ 5 đến 11 thành viên bao gồm các thành phần theo nội dung của quy định nêu trên.

Xử lý thế nào khi số phiếu biểu quyết tán thành và không tán thành trong Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Tư pháp có tỷ lệ bằng nhau?

Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định như sau:

“Điều 11. Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý quy định tỷ lệ biểu quyết cao hơn; quyết định của Hội đồng quản lý được thể hiện bằng hình thức Nghị quyết. Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành bằng nhau thì sẽ quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
2. Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập trong Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Thành viên Hội đồng quản lý là công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị khác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; các thành viên Hội đồng quản lý là viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm và được xác định trong Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
3. Hội đồng quản lý tổ chức cuộc họp theo yêu cầu công việc của Hội đồng quản lý và được xác định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự.
4. Hội đồng quản lý hoạt động theo quy chế hoạt động được cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt.
5. Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai công việc của Hội đồng quản lý.”

Như vậy, Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Tư pháp hoạt động và làm việc theo các nguyên tắc nêu trên. Theo đó, trong trường hợp số phiếu biểu quyết tán thành và không tán thành trong Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Tư pháp bằng nhau thì sẽ quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.

Thông tư 04/2022/TT-BTP sẽ có hiệu lực từ ngày 05/8/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

37 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}