Trường hợp nào thì được sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp? Trình tự, thủ tục sử dụng tiền ký quỹ được quy định như thế nào?
Tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp được sử dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Xử lý khoản tiền đã ký quỹ
1. Tiền ký quỹ được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp nhưng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
b) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này nhưng không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về việc giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với người tham gia bán hàng đa cấp liên quan đến các nghĩa vụ đó.
Theo như quy định trên, tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp được sử dụng trong 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp nhưng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp trong các trường hợp:
+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hết hiệu lực mà không được gia hạn
+ Doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp
+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi
Tuy nhiên trường hợp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về việc giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với người tham gia bán hàng đa cấp liên quan đến các nghĩa vụ đó.
Trường hợp nào thì được sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp? Trình tự, thủ tục sử dụng tiền ký quỹ được quy định như thế nào?
Trình tự, thủ tục sử dụng tiền ký quỹ được quy định như thế nào?
Thủ tục sử dụng tiền ký quỹ đối với trường hợp 1:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP) quy định trình tự thủ tục sử dụng tiền ký quỹ đối với trường hợp 1 như sau:
Bước 1: Cơ quan ban hành quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp gửi văn bản đề nghị Bộ Công Thương ban hành văn bản yêu cầu ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ trích khoản tiền ký quỹ để thực hiện quyết định xử phạt
Trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp nhưng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền
Bước 2: Bộ Công Thương ban hành văn bản yêu cầu ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ trích khoản tiền ký quỹ để thực hiện quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Thủ tục sử dụng tiền ký quỹ đối với trường hợp 2:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP) quy định trình tự thủ tục sử dụng tiền ký quỹ đối với trường hợp 2 như sau:
Bước 1: Người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện việc yêu cầu thi hành án theo quy định pháp luật thi hành án dân sự căn cứ Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật,
Bước 2: Cơ quan thi hành án gửi văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương kèm bản sao bản án có hiệu lực pháp luật, bản sao quyết định thi hành án và quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp để thực hiện thi hành án trong trường hợp được sử dụng tiền ký quỹ theo quy định.
Bước 3: Bộ Công Thương thông báo cho cơ quan thi hành án và ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ để thực hiện việc trích tiền ký quỹ để thi hành án trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan thi hành án,
Lưu ý: Trong trường hợp xác định tranh chấp theo bản án không thuộc trường hợp được sử dụng tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP thì Bộ Công Thương thông báo cho cơ quan thi hành án để thực hiện các biện pháp thi hành án khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp khoản tiền ký quỹ chưa được sử dụng hết và doanh nghiệp vẫn còn các nghĩa vụ khác thì khoản tiền ký quỹ còn lại xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 53 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Xử lý khoản tiền đã ký quỹ
...
5. Sau khi sử dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, trường hợp khoản tiền ký quỹ chưa được sử dụng hết và doanh nghiệp vẫn còn các nghĩa vụ khác theo bản án có hiệu lực của tòa án chưa được thi hành, khoản tiền ký quỹ còn lại được chuyển cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để thi hành án theo quy định của pháp luật.
Theo đó, sau khi sử dụng khoản tiền ký quỹ theo trình tự, thủ tục đối với cả 02 trường hợp nêu trên, đồng thời giải quyết việc sử dụng khoản tiền ký quỹ theo trình tự thời gian tiếp nhận yêu cầu sử dụng khoản tiền ký quỹ hợp lệ
Trường hợp khoản tiền ký quỹ chưa được sử dụng hết và doanh nghiệp vẫn còn các nghĩa vụ khác theo bản án có hiệu lực của tòa án chưa được thi hành, khoản tiền ký quỹ còn lại được chuyển cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để thi hành án theo quy định của pháp luật.
Nghị định 18/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/6/2023
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;