Trường hợp nào thì cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Trường hợp nào thì cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam? Câu hỏi của bạn A.P ở Hải Phòng

Trường hợp nào thì cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Căn cứ quy định Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp cấp lại giấy phép lao động như sau:

Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
3. Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Như vậy, các trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm có:

- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.

- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.

- Thay đổi một trong các nội dung sau:

+ Họ và tên,

+ Quốc tịch,

+ Số hộ chiếu,

+ Địa điểm làm việc,

+ Đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Trường hợp nào thì cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Trường hợp nào thì cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Thời hạn của Giấy phép lao động đối với người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Thời hạn của Giấy phép lao động đối với người nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Theo đó, thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.

- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.

- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.

- Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.

- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, tại Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về trình tự cấp giấy phép lao động:

- Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc được quy định như sau:

+ Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

+ Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

+ Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Mẫu giấy phép lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội in và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

Người lao động nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép lao động trong những trường hợp nào?

Tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lao động như sau:

- Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 Bộ luật Lao động 2019.

- Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

- Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tại Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, quy định về trình tự thu hồi giấy phép lao động như sau:

- Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.

- Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}