Trường hợp nào Thẩm phán không được phân công giải quyết án? Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí nào?

Trường hợp nào Thẩm phán không được phân công giải quyết án? Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí nào? - Câu hỏi của anh P.T (Bình Phước)

Nguyên tắc phân công Thẩm phán giải quyết án quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định như sau:

Nguyên tắc phân công giải quyết án
Việc phân công giải quyết án phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
2. Công bằng, dân chủ, công khai, hợp lý và kịp thời.
3. Bảo đảm chất lượng, hiệu quả xét xử.

Theo đó, việc phân công giải quyết án phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

Thứ hai, công bằng, dân chủ, công khai, hợp lý và kịp thời.

Thứ ba, bảo đảm chất lượng, hiệu quả xét xử.

Trường hợp nào Thẩm phán không được phân công giải quyết án? Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí nào?

Trường hợp nào Thẩm phán không được phân công giải quyết án? Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí nào?

Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC như sau:

Tiêu chí phân công giải quyết án
Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
1. Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau.
2. Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
3. Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm.
4. Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó.
5. Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.

Theo đó, việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí như sau:

- Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau.

- Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.

- Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm.

- Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó.

- Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác.

Trường hợp nào Thẩm phán không được phân công giải quyết án?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC như sau:

Những trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án
Tại thời điểm phân công giải quyết án, Thẩm phán thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được phân công giải quyết án:
1. Thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng đối với vụ việc đó.
2. Đang trong thời gian được cử đi biệt phái, công tác, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có thời hạn từ 01 tháng liên tục trở lên.
3. Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ chế độ thai sản, nghỉ điều trị bệnh hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ.
4. Đang trong thời gian bị kỷ luật, chờ xem xét kỷ luật hoặc thuộc trường hợp bị tạm dừng phân công giải quyết án theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Trường hợp khác mà Thẩm phán không thể thực hiện được nhiệm vụ giải quyết, xét xử vụ việc.

Theo đó, Thẩm phán không được phân công giải quyết án trong những trường hợp sau đây:

- Thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng đối với vụ việc đó.

- Đang trong thời gian được cử đi biệt phái, công tác, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có thời hạn từ 01 tháng liên tục trở lên.

- Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ chế độ thai sản, nghỉ điều trị bệnh hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ.

- Đang trong thời gian bị kỷ luật, chờ xem xét kỷ luật hoặc thuộc trường hợp bị tạm dừng phân công giải quyết án theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Trường hợp khác mà Thẩm phán không thể thực hiện được nhiệm vụ giải quyết, xét xử vụ việc.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}