Trường hợp nào sẽ áp dụng biện pháp giám sát tăng cường đối với Quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 01/9/2022?
Giám sát an toàn vi mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng sẽ được thực hiện bởi nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:
“Điều 10. Nội dung giám sát an toàn vi mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng
1. Giám sát tuân thủ gồm:
a) Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về:
(i) Chế độ báo cáo thống kê của chi nhánh theo quy định về chế độ báo cáo thống kê;
(ii) Các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng áp dụng đối với chi nhánh.
b) Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát tuân thủ việc thực hiện chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô (nếu có).
2. Giám sát rủi ro tập trung vào các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Các khoản mục tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí và chênh lệch thu chi;
b) Tình hình cấp tín dụng và chất lượng tín dụng của đối tượng giám sát an toàn vi mô. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện rà soát, đánh giá khoản cấp tín dụng, các khoản phải thu khác có giá trị lớn của đối tượng giám sát an toàn vi mô. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể mức giá trị lớn của các giao dịch này;
c) Lập, cập nhật danh sách thông tin nhân sự, trong đó tối thiểu bao gồm giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng;
d) Các thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đối tượng giám sát.
3. Đối với các phòng giao dịch có quy mô lớn trên địa bàn do Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh quyết định hoặc các phòng giao dịch có phát sinh thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của phòng giao dịch đó, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này thông qua chi nhánh quản lý các phòng giao dịch đó.”
Theo đó, giám sát an toàn vi mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng sẽ được thưc hiện thông qua các nội dung như giám sát tuân thủ, giám sát rủi ro… theo nội dung của quy định nêu trên.
Trường hợp nào sẽ áp dụng biện pháp giám sát tăng cường đối với Quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 01/9/2022?
Quỹ tín dụng nhân dân bị xếp hạng C hoặc D sẽ được áp dụng biện pháp giám sát tăng cường?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:
“Điều 11. Giám sát tăng cường
1. Căn cứ tình hình, thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xem xét, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định áp dụng giám sát tăng cường đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng giám sát an toàn vi mô được xếp hạng C hoặc D đối với quỹ tín dụng nhân dân; hoặc hạng D hoặc E đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Đối tượng giám sát an toàn vi mô được áp dụng biện pháp can thiệp sớm theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
c) Đối tượng khác theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Căn cứ tình hình, thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát an toàn vi mô, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô xem xét, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc giám sát tăng cường, trong đó tối thiểu bao gồm:
a) Phạm vi giám sát;
b) Chủ thể giám sát;
c) Nội dung giám sát, trong đó tối thiểu bao gồm giám sát tình hình thanh khoản; các khoản cấp tín dụng, các khoản phải thu và các khoản đầu tư, góp vốn, mua cổ phần hoặc khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp;
d) Tần suất báo cáo của đối tượng giám sát an toàn vệ mô;
đ) Nội dung phối hợp của các đơn vị, cá nhân liên quan trong hoạt động giám sát tăng cường (nếu có).”
Theo đó, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô sẽ xem xét, báo cáo về việc áp dụng giám sát tăng cường cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định nêu trên.
Trong đó, đối với quỹ tín dụng nhân dân bị xếp hạng C hoặc D thì sẽ thuộc trường hợp được áp dụng biện pháp giám sát tăng cường theo quy định nêu trên.
Giám sát ngân hàng sẽ thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc giám sát ngân hàng Việc giám sát ngân hàng thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Các nguyên tắc quy định tại Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Điều 4 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ (đã sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
2. Nguyên tắc kết hợp giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro, giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn vi mô.”
Như vậy, việc giám sát ngân hàng phải bảo đảm được thực hiện theo những nguyên tắc nêu trên.
Thông tư 08/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;