Trường hợp nào phải đăng ký bảo đảm? Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký bảo đảm được quy định như thế nào?

Trường hợp nào phải đăng ký bảo đảm? Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký bảo đảm được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Thi (Hoà Bình)

Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2022/NĐ-CP ghi nhận về đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình vả của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).

Trường hợp nào phải đăng ký bảo đảm? Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký bảo đảm được quy định như thế nào?

Trường hợp nào phải đăng ký bảo đảm? Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký bảo đảm được quy định như thế nào?

Các trường hợp nào phải đăng ký bảo đảm?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định những trường hợp phải đăng ký bảo đảm như sau:

Các trường hợp đăng ký bảo đảm bao gồm:

- Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan;

- Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;

- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;

- Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với 3 trường hợp trên.

Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký bảo đảm được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Thay đổi bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm do được rút bớt, được bổ sung, được thay thế, được kế thừa do pháp nhân được tổ chức lại, được thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc được xác lập quyền theo quy định của luật, trừ trường hợp pháp luật về tổ chức, hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoặc chủ thể khác mà pháp luật khác có liên quan quy định về việc không phải đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc họ, tên của bên bảo đảm, thay đổi tên hoặc họ, tên của bên nhận bảo đảm;

- Bổ sung việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;

- Bổ sung tài sản mới, tài sản được thay thế mà tài sản này trở thành tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật và nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;

- Rút bớt tài sản bảo đảm;

- Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;

- Chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký do lỗi của người yêu cầu đăng ký,

- Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp hợp đồng bảo đảm ban đầu không có nội dung về việc bảo đảm cho nghĩa vụ trong tương lai;

- Trường hợp khác theo yêu cầu của người yêu cầu đăng ký để thay đổi thông tin đã được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký.

Ngoài ra, trường hợp thay đổi bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do chuyển giao quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác hoặc chuyển giao nghĩa vụ dân sự khác (sau đây gọi là chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ) thì việc công chứng, chứng thực văn bản chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ do bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao thỏa thuận.

Trường hợp thay đổi bên nhận bảo đảm quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này liên quan đến nhiều biện pháp bảo đảm đã được đăng ký mà có cùng một bên nhận bảo đảm thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi và 01 Danh mục văn bản được kê khai theo Mẫu số 01đ hoặc Mẫu số 02đ tại Phụ lục tương ứng với biện pháp bảo đảm được đăng ký thay đổi.

Trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do chuyển giao một phần quyền đòi nợ, chuyển giao một phần nghĩa vụ thì người yêu cầu đăng ký thực hiện đăng ký thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong phạm vi phần quyền đòi nợ, phần nghĩa vụ được chuyển giao.

Trường hợp có căn cứ quy định tại các điểm b, c và g khoản 1 Điều này mà người yêu cầu đăng ký có đề nghị được đăng ký biện pháp bảo đảm mới thay cho việc đăng ký thay đổi thì cơ quan đăng ký thực hiện việc đăng ký theo yêu cầu.

Đồng thời, cơ quan đăng ký, cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền không được yêu cầu đăng ký thay đổi hoặc yêu cầu xóa đăng ký đối với nội dung đã được đăng ký không thuộc phạm vi đăng ký thay đổi theo căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này hoặc không thuộc phần quyền đòi nợ, phần nghĩa vụ được chuyển giao quy định tại khoản 3 Điều này.

Nghị định 99/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/01/2023 và thay thế Nghị định 102/2017/NÐ-CP.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}