Trường đại học chuyển thành đại học thì hiệu trưởng được gọi là gì? Điều kiện để chuyển trường đại học thành đại học là gì?
Trường đại học chuyển thành đại học thì hiệu trưởng được gọi là gì?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của đại học
1. Cơ cấu tổ chức của đại học bao gồm:
a) Hội đồng đại học;
b) Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học;
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.
2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của đại học, mối quan hệ, mức độ tự chủ của đơn vị thành viên và đơn vị thuộc, trực thuộc đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.”.
Theo như quy định trên, trong cơ cấu tổ chức của đại học không có chức danh hiệu trưởng, vì thế khi trường đại học được chuyển thành đại học hiệu trưởng sẽ được gọi là giám đốc đại học.
Trường đại học thành đại học thì hiệu trưởng được gọi là gì? Điều kiện để chuyển trường đại học thành đại học là gì?
Điều kiện để chuyển trường đại học thành đại học là gì?
Căn cứu theo quy định tại Điều 4 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định điều kiện để chuyển trường đại học thành đại học như sau:
- Trường đại học đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
- Có ít nhất 03 trường thuộc trường đại học được thành lập theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 99/2019/NĐ-CP; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người;
- Có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường đại học công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Danh sách các trường đại học thuộc đại học tại Việt Nam?
(1) Các trường đại học trực thuộc đại học Quốc gia Hà Nội:
Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 06 trường đại học thành viên và 03 Khoa trực thuộc bao gồm:
- Trường đại học công nghệ;
- Trường đại học khoa học tự nhiên;
- Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn;
- Trường đại học ngoại ngữ;
- Trường đại học giáo dục;
- Trường đại học kinh tế;
- Khoa y dược;
- Khoa quốc tế;
- Khoa quản trị và kinh doanh.
(2) Các trường đại học trực thuộc đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 08 trường đại học bao gồm:
- Trường đại học bách khoa;
- Trường đại học khoa học tự nhiên;
- Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn;
- Trường đại học quốc tế;
- Trường đại học công nghệ thông tin;
- Trường đại học kinh tế - luật ;
- Viện môi trường - tài nguyên;
- Trường đại học An Giang.
(3) Các trường đại học trực thuộc đại học Huế
Đại học Huế là đại học đa ngành lớn gồm 08 trường đại học thành viên, 02 khoa trực thuộc và 01 phân hiệu bao gồm:
- Trường đại học sư phạm;
- Trường đại học khoa học;
- Trường đại học y dược;
- Trường đại học nông lâm;
- Trường đại học nghệ thuật;
- Trường đại học kinh tế;
- Trường đại học ngoại ngữ,
- Trường đại học luật;
- Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch;
- Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.
Ngoài ra còn có các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học.
(4) Các trường đại học trực thuộc đại học Đà Nẵng
Đến nay, đại học đà nẵng có 06 trường đại học, 01 phân hiệu và các khoa trực thuộc gồm:
- Trường đại học bách khoa;
- Trường đại học kinh tế;
- Trường đại học sư phạm;
- Trường đại học ngoại ngữ;
- Trường đại học sư phạm kỹ thuật;
- Trường đại học công nghệ thông tin Việt – Hàn;
- Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum;
- Khoa Y Dược;
- Viện nghiên cứu và đào tạo Việt Anh;
- Khoa công nghệ thông tin và truyền thông;
- Khoa giáo dục thể chất.
(5) Các trường đại học trực thuộc đại học Thái Nguyên
Đại học Thái Nguyên có 08 trường đại học trực thuộc bao gồm:
- Trường đại học sư phạm;
- Trường đại học nông lâm;
- Trường đại học kỹ thuật công nghiệp;
- Trường đại học y - dược;
- Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh;
- Trường đại học khoa học;
- Trường đại học công nghệ và truyền thông;
- Trường đại học ngoại ngữ;
(6) Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội không có trường thành viên
Ngày 2.12.2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1512/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.
Vửa qua, Ngày 17-3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn công bố quyết định chuyển Trường đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.
Theo đó, PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trở thành Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;