Trợ giúp viên pháp lý bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp nào? Hồ sơ, thủ tục đề nghị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm những gì?

Tôi muốn hỏi trợ giúp viên pháp lý bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp nào? - câu hỏi của chị Hiền (Bến Tre)

Tiêu chuẩn trở thành trợ giúp viên pháp lý là gì?

Căn cứ tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định tiêu chuẩn trở thành trợ giúp viên pháp lý như sau:

Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

- Có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có trình độ cử nhân luật trở lên;

- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

- Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

Trợ giúp viên pháp lý bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp nào? Hồ sơ, thủ tục đề nghị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm những gì?

Trợ giúp viên pháp lý bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp nào? Hồ sơ, thủ tục đề nghị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm những gì?

Trợ giúp viên pháp lý bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định các trường hợp trợ giúp viên pháp lý bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý như sau:

- Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý quy định tại Điều 19 của Luật này;

- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;

- Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng;

- Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;

- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ lần thứ 02 trở lên hoặc cách chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, điểm đ khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 hoặc điểm e khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017

- Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý gồm các hành vi nào?

Căn cứ tại Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý bao gồm:

Đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý

- Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

- Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

- Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;

- Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

Đối với người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý:

- Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Hồ sơ, thủ tục đề nghị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và khoản 4 Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:

Miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý
.....
3. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
a) Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh trợ giúp viên pháp lý thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý.

Theo đó, hồ sơ đề nghị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm:

- Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh trợ giúp viên pháp lý thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}