Triển khai thực hiện những nội dung nào khi tiến hành hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động nghèo?

Xin chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo sẽ thực hiện những nội dung nào để hỗ trợ việc làm bền vững? Cảm ơn!

Thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thông qua những nội dung nào?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 3. Nội dung hỗ trợ
1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác, gồm:
a) Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin.
b) Thiết kế, tổ chức cơ sở dữ liệu về việc tìm người - người tìm việc, cơ sởdữ liệu về người lao động (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu), hệ thống thông tin quản lý lao động.
c) Triển khai, xây dựng, phát triển ứng dụng điện tử đăng ký việc tìm người – người tìm việc; đăng ký việc làm.
d) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu.
đ) Lưu trữ, bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý lao động.
e) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy nhân sự, vận hành, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý lao động. g) Vận hành, hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý lao động. h) Các hoạt động khác theo quy định pháp luật.
2. Hỗ trợ giao dịch việc làm, gồm:
a) Tổ chức các phiên giao dịch việc làm.
b) Khảo sát, thu thập, thống kê thông tin thị trường lao động phục vụ tổchức các hoạt động giao dịch việc làm.
c) Thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, người sử dụng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm.
d) Tập huấn, hướng dẫn tổ chức các giao dịch việc làm.đ) Xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động.
3. Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động
a) Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin phục vụ phân tích, dự báo thịtrường lao động.
b) Xây dựng báo cáo/chuyên đề phân tích dự báo, xây dựng mô hình dựbáo thị trường lao động.
c) Tổ chức hội thảo phục vụ phân tích, dự báo thị trường lao động và công bố kết quả phân tích, dự báo thị trường lao động.
d) Xuất bản các ấn phẩm phân tích, dự báo thị trường lao động.
đ) Tập huấn, hướng dẫn thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động.
4. Hỗ trợ kết nối việc làm thành công: Hỗ trợ kết nối việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.”

Theo đó, nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững bào gồm hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc; hỗ trợ giao dịch việc làm; thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động; hỗ trợ kết nối việc làm thành công.

Những nội dung nào sẽ được triển khai thực hiện khi hỗ trợ việc làm bền vững thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?

Triển khai thực hiện những nội dung nào khi tiến hành hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động nghèo?

Thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững bằng những phương thức nào?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 4. Phương thức hỗ trợ
1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Thông tư này và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
2. Hỗ trợ giao dịch việc làm; thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
3. Hỗ trợ kết nối việc làm thành công: Thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.”

Theo đó việc thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thông qua những phương thức được quy định ở nội dung nêu trên.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ việc làm bền vững thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững phải đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật?

Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc thực hiện
Thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khácphải đảm bảo theo nguyên tắc sau:
1. Thu thập thông tin đảm bảo tính kịp thời, chính xác, trung thực, khoa học, khách quan và kế thừa.
2. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, lưu trữ điện tử, an ninh, an toàn, bảo vệ dữ liệu, bảo mật thông tin và các quy định khác có liên quan; thông tin, dữ liệu trao đổi được mã hoá, đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực được với cơ sở dữ liệu dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan đến chính sách lao động, việc làm.
3. Việc chia sẻ thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định của pháp luật trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng dữ liệu; đảm bảo không làm ảnh hưởng tới quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan; không được xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Việc xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin giữa cơ sở dữ liệu về việc tìm người - người tìm việc; cơ sở dữ liệu về người lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1371/QĐ-LĐTBXH ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Bộ chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội.”

Theo đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ việc làm bền vững phải được thực hiện theo các nguyên tắc được quy định như trên.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

64 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}