Trend cơm nước gì chưa người đẹp là gì? Hướng dẫn đu trend người đẹp chuẩn Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội như thế nào?

Trend cơm nước gì chưa người đẹp là gì? Hướng dẫn đu trend người đẹp chuẩn Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội như thế nào?

Trend cơm nước gì chưa người đẹp là gì?

Có thể tham khảo trend cơm nước gì chưa người đẹp là gì, đu trend người đẹp chuẩn Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội như thế nào dưới đây:

Hiện nay, “Cơm nước gì chưa người đẹp” là một câu nói đang viral trên mạng xã hội, được nhiều người sử dụng để trêu đùa, bình luận dưới các bài đăng. Cụm từ này không chỉ mang tính hài hước mà còn tạo nên xu hướng tương tác sôi nổi trên các nền tảng như Facebook, TikTok. Trend cơm nước gì chưa người đẹp đang được sự đón nhận của giới trẻ.

Vậy, trend cơm nước gì chưa người đẹp là gì?

Hiện tại, “Trend cơm nước gì chưa người đẹp?” trở nên viral trên mạng xã hội nhờ vào một clip của TikToker Nghi Khùn (@hoangnghibao).

Trong đoạn clip, Nghi Khùn sử dụng phương ngữ miền Tây và lặp đi lặp lại câu nói: “Cơm nước gì chưa người đẹp? Lướt TikTok hoài dạ? Cơm nước gì chưa? Cơm nước gì chưa người đẹp?”. Video tuy chỉ kéo dài vỏn vẹn 8 giây nhưng lại có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu về hàng triệu lượt xem kể từ khi được đăng tải vào ngày 10/2/2025.

*Trên đây là thông tin tham khảo trend cơm nước gì chưa người đẹp là gì!

"Cơm nước gì chưa người đẹp?" là một cách hỏi thăm xã giao nhằm bày tỏ sự quan tâm đến việc đối phương đã ăn uống hay chuẩn bị bữa cơm hay chưa. Ngoài ra, câu nói này còn được nam giới sử dụng để bắt chuyện với người họ có thiện cảm, nhờ vào sắc thái vui vẻ và thân thiện.

Trên thực tế, đây không phải là một câu nói mới. Trước kia, nó thường xuất hiện trong giao tiếp của những người trung niên, lớn tuổi. Tuy nhiên, khi được Gen Z phát hiện và lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, câu nói này bất ngờ trở nên thú vị và tạo thành một trào lưu thịnh hành.

- Một số biến thể từ Trend Cơm nước gì chưa người đẹp dưới đây:

“Dép dủng gì chưa người đẹp?”

“Cơm nước gì chưa người đẹp? Anh thì đang đợi cá chiên.”

“Pate cá mú gì chưa người đẹp?”

“Tiêm ngừa tiêm ngủng gì chưa người đẹp?”

“Rau cỏ gì chưa người đẹp?”

*Thông tin về trend cơm nước gì chưa người đẹp là gì chỉ mang tính chất tham khảo!

Trend cơm nước gì chưa người đẹp là gì? Hướng dẫn đu trend người đẹp chuẩn Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội như thế nào?

Trend cơm nước gì chưa người đẹp là gì? Hướng dẫn đu trend người đẹp chuẩn Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Hướng dẫn đu trend người đẹp chuẩn Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội như thế nào?

Đu trend người đẹp cần đảm bảo Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:

Căn cứ tại Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, cụ thể như sau:

(1) Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.

(2) Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.

(3) Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(4) Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.

(5) Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

(6) Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

(7) Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.

(8) Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.

Bên cạnh đó, đu trend người đẹp cần đảm bảo 04 Quy tắc ứng xử chung được quy định tại Điều 3 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, cụ thể:

(1) Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(2) Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

(3) Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.

(4) Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội là gì?

Căn cứ Điều 36 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội trong nước và mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như sau:

Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội (bao gồm tổ chức, cá nhân) có quyền và nghĩa vụ sau đây:

(1) Được sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo quy định của pháp luật.

(2) Được bảo vệ thông tin của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo quy định của pháp luật trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan điều tra, cơ quan có thẩm quyền trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

(3) Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

(4) Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

(5) Các tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội có quyền đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) để được tập huấn, phổ biến quy định của pháp luật về cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và được khuyến nghị lựa chọn quảng cáo.

(6) Tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành khi thực hiện việc cung cấp thông tin, dịch vụ chuyên ngành trên mạng xã hội; tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, thanh toán khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động giao dịch liên quan trên mạng xã hội.

(7) Chủ tài khoản, chủ kênh nội dung, chủ trang cộng đồng, người quản trị nhóm cộng đồng trên mạng xã hội không được đặt tên tài khoản, trang, kênh, nhóm giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí hoặc có những từ ngữ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài tương đương) có thể gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí hoặc hoạt động báo chí như: Báo, đài, tạp chí, tin, tin tức, phát thanh, truyền hình, truyền thông, thông tấn, thông tấn xã...;

Phải chịu trách nhiệm quản lý nội dung đăng tải trên tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng hoặc kênh nội dung của mình;

Có trách nhiệm ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, thông tin ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, thông tin ảnh hưởng đến trẻ em đăng tải trên tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng hoặc kênh nội dung của mình (bao gồm cả nội dung bình luận của người sử dụng dịch vụ) chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương và các cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật chuyên ngành hoặc chậm nhất là 48 giờ đối với khiếu nại có căn cứ từ người sử dụng dịch vụ;

Không lợi dụng mạng xã hội để sản xuất nội dung dưới hình thức phóng sự, điều tra, phỏng vấn báo chí.

(8) Tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội khi cung cấp thông tin bằng tính năng livestream phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 147/2024/NĐ-CP. Trường hợp cung cấp thông tin liên quan đến các dịch vụ chuyên ngành khác thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}