Trẻ em dưới 5 tuổi có được dùng thuốc điều trị bệnh ấu trùng giun đầu gai? Phòng chống bệnh ấu trùng giun đầu gai thế nào cho hiệu quả?

Ban tư vấn cho tôi hỏi vấn đề sau: Con tôi năm nay được 4 tuổi, vừa rồi cháu được xác định nhiễm ấu trùng giun đầu gai và được bác sĩ cấp thuốc uống điều trị. Thế nhưng hôm qua tôi đọc được thông tin là bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đầu gai dưới 5 tuổi thì thuộc trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc? Vậy con của tôi có được dùng thuốc để điều trị hay không?

Có những phương pháp nào để xác định bệnh ấu trùng giun đầu gai?

Căn cứ theo Mục 3, Mục 4 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1574/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã hướng dẫn về những phương pháp dùng để xác định bệnh ấu trùng giun đầu gai như sau:

“3. CẬN LÂM SÀNG
3.1. Xét nghiệm
- ELISA: phát hiện có kháng thể IgG trong huyết thanh người bệnh kháng với kháng nguyên của Gnathostoma spp.
- Công thức máu: thường thấy bạch cầu toàn phần tăng, tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu tăng cao (có thể > 50%).
- Xét nghiệm IgE toàn phần trong máu thường tăng.
- Xét nghiệm phân: tìm các ký sinh trùng khác để chẩn đoán loại trừ.
- Sinh thiết tổ chức: xác định mô bệnh học của tổn thương do ấu trùng giun đầu gai gây ra.
- Soi trực tiếp: xác định được ấu trùng giun đầu gai bằng định loại hình thái.
- Các kỹ thuật sinh học phân tử như PCR, RFLP, giải trình tự gen để định loài.
3.2. Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp Xquang phổi: có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi, các vết thâm nhiễm phổi.
- Chụp CT Scanner: có hình ảnh thay đổi tỷ trọng tương ứng với vùng tổn thương.
- Chụp MRI các cơ quan nghi tổn thương: phát hiện thay đổi tín hiệu tương ứng các vùng tổn thương.
- Siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò nông: phát hiện tổn thương các tạng trong ổ bụng hoặc phần mềm dưới da.
- Soi đáy mắt: phát hiện hình ảnh viêm hắc mạc, xuất huyết võng mạc, nốt ở mống mắt màu xám nhạt, thậm chí hình ảnh ấu trùng trong tiền phòng kèm chảy máu.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Trường hợp bệnh nghi ngờ
Bệnh nhân sống trong vùng dịch tễ có bệnh ấu trùng giun đầu gai lưu hành, ăn các món ăn có nguy cơ nhiễm ấu trùng và có các bệnh cảnh lâm sàng.
4.2. Trường hợp bệnh xác định
Là trường hợp bệnh nghi ngờ và có kèm theo các xét nghiệm sau:
- Soi trực tiếp tìm thấy ấu trùng Gnathostoma spp. ở các vị trí tổn thương, hoặc
- Xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể IgM/IgG kháng ấu trùng Gnathostoma spp. dương tính, hoặc/và:
+ Bạch cầu ái toan tăng cao và/hoặc chỉ số IgE toàn phần tăng.
+ Chẩn đoán hình ảnh: phát hiện các hình ảnh tổn thương ở nội tạng, mô tương ứng gợi ý thương tổn do ấu trùng.
4.3. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh giun lươn S. stercoralis, viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do giun A. cantonensis, ký sinh trùng ở hệ thần kinh trung ương.
- Ấu trùng giun đũa chó/mèo.
- Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc.
- Sán lá gan lớn, ấu trùng sán dây lợn.
- Nhiễm các loại giun đường ruột khác.”

Như vậy, bệnh ấu trùng giun đầu gai sẽ được xác định, chẩn đoán theo những phương pháp nêu trên.

Trẻ em dưới 5 tuổi thì có được dùng thuốc để điều trị bệnh ấu trùng giun đầu gai không?

Trẻ em dưới 5 tuổi có được dùng thuốc điều trị bệnh ấu trùng giun đầu gai? Phòng chống bệnh ấu trùng giun đầu gai thế nào cho hiệu quả?

Trẻ em dưới 5 tuổi thì có được dùng thuốc điều trị bệnh ấu trùng giun đầu gai không?

Căn cứ vào Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1574/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có hướng dẫn về phương pháp điều trị bệnh ấu trùng giun đầu gai như sau:

“5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị thuốc đặc hiệu phối hợp với điều trị triệu chứng.
5.2. Điều trị đặc hiệu
Sử dụng một trong các thuốc theo thứ tự ưu tiên như sau:
5.2.1. Phác đồ 1: albendazole (viên nén 200mg và 400mg)
a) Liều dùng
- Người lớn: 800mg/ngày, chia 2 lần/ngày x 21 ngày.
- Trẻ em > 1 tuổi: 10-15mg/kg/ngày (tối đa 800mg/ngày), chia 2 lần/ngày x 21 ngày.
b) Điều trị theo thể bệnh
- Đối với bệnh giun đầu gai thể mắt và thần kinh khuyến cáo không nên điều trị bằng albendazole, lí do vì có thể làm tình trạng lâm sàng của bệnh nhân tăng nặng. Điều trị triệu chứng và cân nhắc sử dụng corticosteroid.
c) Chống chỉ định của albendazole
- Người có tiền sử quá mẫn với benzimidazole.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Trẻ em < 1 tuổi.
- Người có tiền sử nhiễm độc tủy xương.
d) Lưu ý
- Thận trọng khi dùng albendazole với người suy gan, suy thận.
- Các tác dụng không mong muốn của albendazole, trong đó có giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, giảm các loại huyết cầu và ảnh hưởng chức năng gan khi dùng kéo dài. Do đó, cần làm xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (các transaminase) khi bắt đầu mỗi chu kỳ điều trị và ít nhất 2 tuần một lần trong khi điều trị. Nếu enzyme gan tăng nhiều, nên ngừng dùng albendazol. Sau đó có thể tiếp tục điều trị nếu enzyme gan trở về mức trước khi điều trị, nhưng cần xét nghiệm thường xuyên hơn khi tái điều trị.
5.2.2. Phác đồ 2: ivermectin (viên nén 6mg)
a) Liều dùng
- Người lớn và trẻ em ≥ 5 tuổi: 0,2mg/kg x 01 liều/ ngày x 2 ngày
b) Điều trị theo thể bệnh
- Đối với bệnh giun đầu gai thể mắt và thần kinh khuyến cáo không nên điều trị ivermectin, lí do vì có thể làm tình trạng lâm sàng của bệnh nhân tăng nặng. Điều trị triệu chứng và cân nhắc sử dụng corticosteroid.
c) Chống chỉ định của ivermectin
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân mắc các bệnh có kèm rối loạn hàng rào máu não.
- Trẻ em < 5 tuổi.
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
d) Thận trọng: khi dùng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.
5.2.3. Phác đồ 3: thiabendazole (viên nén 500 mg)
a) Liều dùng: 2 lần/ngày x 7 ngày, theo cân nặng bệnh nhân (xem bảng)
b) Điều trị theo thể bệnh: áp dụng với thể nội tạng và thể thông thường.
c) Chống chỉ định: quá mẫn với các thành phần của thuốc.
d) Thận trọng
- Người bị suy gan, suy thận;
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và đang cho con bú;
- Không dùng thuốc khi vận hành máy móc, lái tàu, xe;
- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi hoặc trọng lượng cơ thể dưới 13,6 kg.
5.3. Điều trị triệu chứng
Tùy theo triệu chứng lâm sàng để chỉ định các thuốc điều trị phù hợp:
- Ngứa, mày đay: sử dụng thuốc kháng histamin cho đến khi hết triệu chứng.
- Sốt: khi bệnh nhân sốt, phối hợp biện pháp hạ sốt cơ học và thuốc hạ sốt.
- Thuốc hỗ trợ: men tiêu hóa, vitamin tổng hợp, bổ gan.
- Thể mắt và thể thần kinh: cho bệnh nhân đi khám chuyên khoa phù hợp để có hướng điều trị phối hợp. Cân nhắc sử dụng corticoid.
5.4. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp bệnh ấu trùng di chuyển dưới da, mô mềm sát ngoài da, ở mắt có thể có chỉ định ngoại khoa tùy theo từng ca bệnh.
5.5. Theo dõi sau điều trị
Bệnh nhân cần được theo dõi, tái khám trong vòng 6 tháng tại các thời điểm 1 - 3 - 6 tháng sau lần điều trị đầu tiên, đề phòng hiện tượng tái phát.”

Theo đó, tùy vào phác đồ điều trị để xác định những trường hợp nào được áp dụng và chống chỉ định đối với thuốc đặc trị theo hướng dẫn nêu trên.

Phòng chống bệnh ấu trùng giun đầu gai như thế nào cho hiệu quả?

Theo Mục 7 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1574/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y đã có hướng dẫn về biện pháp phòng bệnh ấu trùng giun đầu gai như sau:

7. PHÒNG BỆNH
Tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo trong nhân dân về các món ăn có nguy cơ nhiễm bệnh, không ăn các thức ăn thủy hải sản tái/chưa chín (cá, ếch, nhái, tôm), sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, không uống nước lã dễ có Cyclops.”

Theo đó, để phòng chống bệnh ấu trùng giun đầu gai thì không nên ăn các thức ăn thủy hải sản tái, chưa chín hoặc sống như cá, ếch, tôm,… và cần phải sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

71 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}