Trách nhiệm và quyền hạn của Sở giao dịch chứng khoán trong hoạt động bán đấu giá cổ phần giữa các nhà đầu tư chiến lược là gì?

Trách nhiệm và quyền hạn của Sở giao dịch chứng khoán trong hoạt động bán đấu giá cổ phần giữa các nhà đầu tư chiến lược? - Câu hỏi của bạn Ngọc (Hà Nam)

Thế nào là nhà đầu tư chiến lược?

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-CP nhà đầu tư chiến lược được xác định như sau:

Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện sau:

- Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;

- Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế;

- Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung sau:

+ Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Đối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời gian nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa.

+ Không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

+ Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược mua khi vi phạm các cam kết đã ký.

Trách nhiệm và quyền hạn của Sở giao dịch chứng khoán trong hoạt động bán đấu giá cổ phần giữa các nhà đầu tư chiến lược?

Trách nhiệm và quyền hạn của Sở giao dịch chứng khoán trong hoạt động bán đấu giá cổ phần giữa các nhà đầu tư chiến lược là gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm và quyền hạn của Sở giao dịch chứng khoán trong hoạt động bán đấu giá cổ phần giữa các nhà đầu tư chiến lược?

Trách nhiệm và quyền hạn của Sở giao dịch chứng khoán trong hoạt động bán đấu giá cổ phần giữa các nhà đầu tư chiến lược được quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 584/QĐ-UBCK năm 2018 như sau:

- Yêu cầu Ban chỉ đạo cổ phần hóa cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin về cổ phần hóa và việc bán đấu giá cổ phần giữa các nhà đầu tư chiến lược theo quy định;

- Thành lập Ban tổ chức đấu giá theo quy định;

- Cử đại diện tham gia Hội đồng bán đấu giá cổ phần;

- Xây dựng và ban hành Quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá cổ phần và Quy chế bán đấu giá cổ phần;

- Thông báo với Ban chỉ đạo cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần hóa về thời gian, địa điểm tổ chức bán đấu giá;

- Thực hiện thông báo và công bố thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa và các thông tin liên quan đến việc bán đấu giá cổ phần giữa các nhà đầu tư chiến lược theo Điều 10 Quy chế này. Trường hợp thông tin công bố không chính xác, phản ánh sai lệch so với thông tin, số liệu do Ban chỉ đạo cổ phần hóa và doanh nghiệp cung cấp thì Sở giao dịch chứng khoán chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định pháp luật;

-Tiếp nhận Đơn đăng ký tham gia mua cổ phần theo danh sách nhà đầu tư chiến lược được Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, kiểm tra thủ tục đăng ký tham gia đấu giá, nhập các thông tin đăng ký mua của nhà đầu tư vào hệ thống đấu giá và phát Phiếu tham dự đấu giá cho các nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư không đáp ứng thủ tục đăng ký tham gia đấu giá, Sở giao dịch chứng khoán phải thông báo cho nhà đầu tư và doanh nghiệp cổ phần hóa;

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin nhập vào hệ thống đấu giá theo hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá của nhà đầu tư;

- Tiếp nhận phiếu tham dự đấu giá của các nhà đầu tư;

- Giải thích những nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục đấu giá khi nhà đầu tư thắc mắc trong thời gian nhận phiếu tham dự đấu giá;

- Thông báo công khai tại trụ sở và công bố thông tin trên website của Sở giao dịch chứng khoán về tổng số nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá và tổng số cổ phần đăng ký mua chậm nhất hai (02) ngày làm việc trước ngày tổ chức đấu giá;

- Tổ chức thực hiện việc đấu giá và chịu trách nhiệm về việc xác định kết quả đấu giá theo quy định;

- Đồng ký Biên bản xác định kết quả đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược theo khoản 4 Điều 17 Quy chế này;

- Phối hợp với Ban chỉ đạo cổ phần hóa công bố kết quả đấu giá cổ phần ngay sau khi ký Biên bản xác định kết quả đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược;

- Giữ bí mật về giá đặt mua của các nhà đầu tư cho đến khi công bố kết quả chính thức;

- Chịu trách nhiệm về việc xác định kết quả đấu giá theo quy định;

- Thông báo và gửi kết quả đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược theo Điều 17 Quy chế này;

- Chuyển giao toàn bộ hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá của nhà đầu tư cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược;

- Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến đấu giá bán cổ phần.

Nhà đầu tư chiến lược tham gia đấu giá cổ phần có trách nhiệm như thế nào?

Theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 584/QĐ-UBCK năm 2018 quy định trách nhiệm của nhà đầu tư chiến lược tham gia đấu giá cổ phần như sau:

- Tiếp cận thông tin công bố về doanh nghiệp cổ phần hóa và việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược theo quy định;

- Gửi hồ sơ đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược theo thông báo của doanh nghiệp cổ phần hóa;

- Gửi Đơn đăng ký tham gia mua cổ phần cho Sở giao dịch chứng khoán theo mẫu tại Phụ lục số 7a hoặc Phụ lục số 7b kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BTC và nhận Phiếu tham dự đấu giá;

-Tuân thủ quy định hiện hành về góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp Việt Nam;

- Thực hiện một trong các hình thức nộp tiền đặt cọc, ký quỹ hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định pháp luật với giá trị bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn đăng ký mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược để đảm bảo thực hiện quyền mua cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 40/2018/TT-BTC ;

- Nộp Phiếu tham dự đấu giá theo quy định;

- Nhận hoàn trả tiền đặt cọc từ doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc đề nghị doanh nghiệp thực hiện các thủ tục để giải tỏa ký quỹ, bảo lãnh trong trường hợp nhà đầu tư ký quỹ hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định;

- Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua cổ phần trúng đấu giá;

- Tuân thủ các nội dung tại Quy chế đấu giá này.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}