Trách nhiệm của Quỹ Hỗ trợ nông dân sau khi đã có quyết định giải thể được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của Quỹ Hỗ trợ nông dân sau khi có quyết định giải thể là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Quỹ Hỗ trợ nông dân sau khi có quyết định giải thể
1. Chấm dứt ngay hoạt động vận động vốn, cho vay và các hoạt động có liên quan khi quyết định giải thể có hiệu lực.
2. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ Hỗ trợ nông dân phải thực hiện:
a) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
b) Lập danh sách các khoản tiền gửi của Quỹ Hỗ trợ nông dân tại các tổ chức nhận tiền gửi; danh sách nợ phải trả, bao gồm các khoản vốn huy động; danh sách khách hàng cho vay và số nợ gốc, lãi phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi); danh sách các khoản ủy thác và nhận ủy thác;
c) Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Quỹ Hỗ trợ nông dân (nếu có).
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ Hỗ trợ nông dân phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
a) Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của Quỹ Hỗ trợ nông dân; danh sách các khoản cho vay, đầu tư, các khoản ủy thác và nhận ủy thác của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
b) Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của Quỹ Hỗ trợ nông dân (kể cả tài sản chưa thu hồi được).
Theo đó, sau khi có quyết định giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân phải có những trách nhiệm theo quy định trên.
Trách nhiệm của Quỹ Hỗ trợ nông dân sau khi đã có quyết định giải thể được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có:
a) Hội đồng quản lý;
b) Ban Kiểm soát;
c) Ban điều hành gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
2. Thẩm quyền quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với người quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và các văn bản hướng dẫn của Hội Nông dân Việt Nam (nếu có).
Theo như quy định trên, cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm:
- Hội đồng quản lý;
- Ban Kiểm soát;
- Ban điều hành.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân
...
9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bao gồm:
a) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân; chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính hàng năm, trung hạn và dài hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân, trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt;
c) Ban hành hoặc sửa đổi quy chế hoạt động nghiệp vụ và các quy chế nội bộ khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
d) Giám sát, kiểm tra ban điều hành của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong việc chấp hành các chính sách pháp luật và việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý;
đ) Quyết định mức lãi suất cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong từng thời kỳ theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
e) Phê duyệt cho vay, quyết định phương án vận động vốn và xử lý rủi ro thuộc thẩm quyền;
g) Thông qua báo cáo tài chính, phân phối chênh lệch thu chi, trích lập các quỹ hằng năm của Quỹ Hỗ trợ nông dân sau khi có ý kiến thẩm định của Ban Kiểm soát để trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt;
h) Trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp quyết định ban hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
i) Trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp phê duyệt phương án bố trí nhân sự để thành lập bộ máy hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
k) Ban hành hoặc sửa đổi Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân;
l) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Theo đó, Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân có nhiệm vụ và quyền hạn như quy định trên.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;