TP. Hà Nội phát hiện gần 1.000 trường hợp nhiễm mới HIV/AIDS mỗi năm? Phấn đấu tỷ lệ người nhiễm HIV tại Hà Nội được điều trị ARV đạt 70,5%?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau: Theo số liệu thống kê thì thành phố Hà Nội có bao nhiêu ca nhiễm mới HIV/AIDS mỗi năm? Hà Nội đã có những hoạt động gì để đáp ứng về dịch HIV/AIDS? Xin cảm ơn!

Tình trạng dịch bệnh AIDS hiện nay tại Hà Nội như thế nào?

Theo tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2022 đã có thống kế như sau:

- Tính đến ngày 31/12/2020, số người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống là 20.563, số bệnh nhân nhiễm HIV đã tử vong là 7.191. Trong năm 2020, có 1.584 trường hợp HIV mới phát hiện, 137 trường hợp tử vong. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên 100.000 dân của Hà Nội là 237 người/100.000 dân (dân số đến ngày 01/4/2019: 8.654.000 người).

- Thành phố có 14/30 quận/huyện/thị xã có trên 500 người nhiễm HIV còn sống, trong đó quận Đống Đa có người nhiễm HIV còn sống cao nhất với 2.428 người (chiếm tỷ lệ 11,8% trên tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống của Thành phố), huyện Thạch Thất là địa phương có số người nhiễm HIV còn sống thấp nhất với 157 người.

- Dịch HIV/AIDS tại Thành phố vẫn trong giai đoạn tập trung trên các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, mặc dù hiện tỷ lệ nhiễm HIV trên các nhóm này có chiều hướng giảm, nhưng còn ở mức cao. Qua giám sát phát hiện, xu hướng lây nhiễm HIV qua đường tình dục có xu hướng gia tăng từ 42,9% năm 2016 lên 73,3% năm 2020, ngược lại phân bố tỷ lệ nhiễm HIV theo đường máu giảm dần qua các năm từ 63,2% năm 2005 xuống 15,5% năm.

Thành phố Hà Nội phát hiện gần 1.000 trường hợp nhiễm mới HIV/AIDS mỗi năm? Hà Nội tổ chức những hoạt động nào đáp ứng dịch HIV/AODS hiện nay?

TP. Hà Nội phát hiện gần 1.000 trường hợp nhiễm mới HIV/AIDS mỗi năm? Phấn đấu tỷ lệ người nhiễm HIV tại Hà Nội được điều trị ARV đạt 70,5%? (Hình từ internet)

Phấn đấu tỷ lệ người nhiễm HIV tại Hà Nội được điều trị ARV đạt 70,5%?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2022 đã đề cấp đến những hoạt động đáp ứng với dịch HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội như sau:

- Dự phòng lây nhiễm HIV: quản lý, tiếp cận truyền thông và hỗ trợ vật dụng an toàn cho số nghiện ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới, người nhiễm HIV.

Tỷ lệ bao phủ tiếp cận theo số liệu báo cáo năm 2020 là 97% với nhóm nghiện ma túy, 74% với nhóm phụ nữ bán dâm, 64% với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.

Chương trình điều trị Methadone tại 18 cơ sở điều trị cho 5.001 bệnh nhân. Triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP tại 14 cơ sở điều trị cho 4.474 bệnh nhân.

Các hoạt động can thiệp được triển khai liên tục đã góp phần kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm, nghiện chích ma túy và nam quan hệ tình dục đồng giới.

- Điều trị HIV/AIDS: kiện toàn các phòng khám và điều trị HIV tại Thành phố đảm bảo việc khám và điều trị cho người nhiễm HIV được chi trả từ Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Tỷ lệ người nhiễm HIV trên địa bàn Thành phố được điều trị ARV đạt 70,5%.

Tuyên truyền vận động người nhiễm HIV mua và sử dụng thẻ BHYT, đến cuối năm 2020 có 81,7% người nhiễm đang điều trị ARV có thẻ BHYT. Thực hiện hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV qua nguồn ngân sách địa phương và xét nghiệm tải lượng vi rút cho người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV từ các nguồn của dự án ODA.

Có 98% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế, góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng. Ngoài ra, chương trình cũng thực hiện các hoạt động điều trị lao/HIV, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con một cách đồng bộ và hiệu quả.

- Giám sát, tư vấn, xét nghiệm: giám sát phát hiện, giám sát ca bệnh, tìm ca bệnh được thực hiện chặt chẽ nên đã giảm bớt số mất dấu, tăng tỷ lệ quản lý được người nhiễm.

Đến hết năm 2020, Thành phố đã có 73 phòng xét nghiệm sàng lọc, 11 cơ sở y tế được cấp chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV, gồm 06 bệnh viện Thành phố và 05 Trung tâm y tế quận/huyện. Số người được xét nghiệm ngày càng tăng (từ 149.514 người vào năm 2016 lên 446.317 người trong năm 2020).

- Tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế được Thành phố đặc biệt quan tâm chỉ đạo, đã thực hiện và thu hút nhiều dự án đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố; cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở phòng, chống HIV/AIDS đã được đầu tư, nâng cấp bảo đảm cho các hoạt động của đơn vị.

Thành phố Hà Nội mỗi năm có gần 1.000 trường hợp nhiễm mới HIV/AIDS được phát hiện?

Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục II Kế hoạch 199/KH-UBND năm 2022 đã đề cập đến những khó khăn thách thức về công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay tại Hà Nội như sau:

- Dịch HIV/AIDS ở Hà Nội cơ bản vẫn chưa được khống chế, thể hiện ở số người nhiễm mới được phát hiện nhiễm HIV hàng năm khoảng gần 1.000 trường hợp.

- Dịch HIV/AIDS còn đang lập trung ở các nhóm đối lượng nguy cơ cao (tiêm chích ma túy, mại dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới), số đối tượng nhiễm HIV mới phát hiện trong nhóm đối tượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế không khai thác được đường lây gia tăng hàng năm.

Mặt khác, sự lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đang có xu hướng gia tăng, cảnh báo sự lây lan của dịch trong cộng đồng dân cư, bao gồm cả những nhóm người được coi là có hành vi nguy cơ thấp, làm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trở nên khó khăn.

- Nhân lực phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến cơ Sở thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm nhiều công việc do nhiều hoạt động y tế được triển khai tại cộng đồng. Cán bộ phòng, chống HIV/AIDS Thành phố sát nhập biến động, cán bộ mới chưa được đào tạo chuyên môn sâu về HIV/AIDS.

- Xét nghiệm và điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV từ miễn phí chuyển sang hình thức thanh toán qua bảo hiểm y tế là thách thức lớn trong việc duy trì, ổn định điều trị cho bệnh nhân.

Sự biến động người nhiễm HIV điều trị ARV tại các cơ sở điều trị ARV rất lớn (bệnh nhân chuyển đến: 801 người, bệnh nhân chuyển đi: 1.407 người). Nguyên nhân: Chuyển cơ sở điều trị ARV theo đúng tuyến BHYT, do ảnh hưởng của dịch Covid...

- Một số cơ quan y tế dự phòng tuyến Thành phố và Trung ương như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang có vai trò đầu ngành xét nghiệm (chẩn đoán HIV, XN CD4, tải lượng) sẽ không tham gia vào hệ thống điều trị do không/chưa phê duyệt danh mục kỹ thuật.

- Sự kỳ thị phân biệt đối xử và tâm lý tự kỳ thị dẫn đến hạn chế tiếp cận các dịch vụ y tế và dịch vụ điều trị của chính những người nhiễm HIV/AIDS:

+ Một số người nhiễm HIV lo ngại bị tiết lộ danh tính nên vẫn chưa sẵn sàng tham gia BHYT; Một số ít người nhiễm HIV không mua được BHYT do họ không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào, hoặc người ngoại tỉnh đến làm việc và sinh sống tại Hà Nội.

+ Một số bệnh nhân đã có thẻ BHYT, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là các Viện thuộc Bộ, ngành hoặc ở các bệnh viện không có cơ sở điều trị HIV/AIDS nhưng không công khai tình trạng bệnh nên không xin được giấy tờ chuyến tuyến.

- Nguồn lực chi cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu từ các dự án quốc tế đang giảm nhanh, chủ yếu hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho các đơn vị, trong khi nguồn lực từ ngân sách Nhà nước (thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia nguồn Trung ương và ngân sách địa phương đối ứng) không bù đắp kịp là thách thức lớn trong bối cảnh phải mở rộng chương trình Methadone và các chương trình chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS đề hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với Liên hiệp quốc.

Như vậy, hiện nay thành phố Hà Nội phát hiện gần 1.000 trường hợp nhiễm mới HIV/AIDS mỗi năm.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

36 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}