Tổng hợp sự kiện lễ 30 4 ngày 25/4, 26/4, 27/4, 29/4 và 30/4 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ra sao?
Tổng hợp sự kiện lễ 30 4 ngày 25/4, 26/4, 27/4, 29/4 và 30/4 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ra sao?
Sự kiện lễ 30 4 ngày 25/4, 26/4, 27/4, 29/4 và 30/4 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước chi tiết như sau:
Ngày 25/4: - Sơ duyệt cấp nhà nước diễu binh diễu hành trên đường Lê Duẩn – Từ 20h đến 23h. Ngày 26/4: - Trình diễn 2.000 drone ở không gian trên cao khu vực sông Sài Gòn (đoạn trước đường Nguyễn Huệ - Quận 1) – 21h15 - Bắn pháo hoa tầm cao tại Công viên Bờ sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) - 21h30. - Chương trình trình chiếu nghệ thuật 3D mapping kết hợp âm nhạc, ánh sáng và nghệ thuật với chủ đề “Hành trình 50 năm di sản và tương lai”, kết hợp với đội ngũ các nhóm sáng tạo từ các quốc gia Pháp, Singapore, Bỉ, Việt Nam – Từ 19h30 đến 21h30 tại mặt tiền trụ sở HĐND - UBND TP Hồ Chí Minh. Ngày 27/4: - Tổng duyệt cấp nhà nước diễu binh diễu hành trên đường Lê Duẩn – Từ 7h đến 12h. - Lịch tổng duyệt Anh trai say Hi và Anh trai vượt ngàn chông gai tại “Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” chủ đề “Mùa xuân thống nhất” lúc 20h00 ngày 27/04/2025 (Chủ nhật). Ngày 29/4: - Chương trình trình chiếu nghệ thuật 3D mapping kết hợp âm nhạc, ánh sáng và nghệ thuật với chủ đề “Hành trình 50 năm di sản và tương lai”, kết hợp với đội ngũ các nhóm sáng tạo từ các quốc gia Pháp, Singapore, Bỉ, Việt Nam – Từ 19h30 đến 21h30 tại mặt tiền trụ sở HĐND - UBND TP Hồ Chí Minh. - Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” chủ đề “Mùa xuân thống nhất” lúc 20h10 ngày 29/04/2025 (thứ Ba). Ngày 30/4: - Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại đường Lê Duẩn. Từ 6h đến 10h. - Trình diễn 10.500 drone trên sông Sài Gòn cùng hai bên bờ sông TP Thủ Đức và Quận 1 – Từ 20h30 đến 20h45. - Bắn pháo hoa tầm cao tại Công viên Bờ sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và Đền Bến Dược (Củ Chi). Bắn pháo hoa tầm thấp tại 28 điểm quận, huyện của TP Hồ Chí Minh – 21h - Chương trình trình chiếu nghệ thuật 3D mapping kết hợp âm nhạc, ánh sáng và nghệ thuật với chủ đề “Hành trình 50 năm di sản và tương lai”, kết hợp với đội ngũ các nhóm sáng tạo từ các quốc gia Pháp, Singapore, Bỉ, Việt Nam – Từ 19h30 đến 21h30 tại mặt tiền trụ sở HĐND - UBND TP Hồ Chí Minh. - Chương trình diễu hành do khối CSCĐ Kỵ binh đảm nhiệm, diễn ra trên đường Nguyễn Huệ từ hướng đường Tôn Đức Thắng - Đài phun nước Hoa Sen (Giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi) - Từ 19h đến 19h25p. - Trình diễn nghệ thuật cộng đồng "Vũ điệu khăn rằn” trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ theo phong cách tương tác cộng đồng - 19h. |
Trên đây là thông tin về "Sự kiện lễ 30 4 ngày 25/4, 26/4, 27/4, 29/4 và 30/4 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước chi tiết?"
Tổng hợp sự kiện lễ 30 4 ngày 25/4, 26/4, 27/4, 29/4 và 30/4 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ra sao? (Hình ảnh Internet)
Ngày 30 4 giải phóng miền Nam có phải là ngày lễ lớn trong năm?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975) là ngày lễ lớn trong năm.
Vào ngày lễ 30 4 - 1 5 2025 người lao động đi làm được hưởng lương ra sao?
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm được quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, đi làm dịp lễ, tết thì tiền lương được tính lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];