Tổng hợp các mẫu về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở công vụ từ ngày 01/8/2024 tại Nghị định 95 như thế nào?

Tổng hợp các mẫu về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở công vụ từ ngày 01/8/2024 tại Nghị định 95 như thế nào?

Tổng hợp các mẫu về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở công vụ từ ngày 01/8/2024 tại Nghị định 95 như thế nào?

Căn cứ Phụ lục III kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ quy định các mẫu về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở công vụ như sau:

Mẫu số 01

Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ hoặc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ

Tải về

Mẫu số 02

Hợp đồng thuê nhà ở công vụ

Tải về

Mẫu số 03

Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ

Tải về

Mẫu số 04

Quyết định bố trí cho thuê nhà ở công vụ

Tải về

Tổng hợp các mẫu về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở công vụ từ ngày 01/8/2024 tại Nghị định 95 như thế nào?

Tổng hợp các mẫu về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở công vụ từ ngày 01/8/2024 tại Nghị định 95 như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Quy định nhà ở công vụ gồm những loại nhà nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Nhà ở 2023 quy định về loại nhà như sau:

Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ
1. Nhà ở công vụ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và căn hộ chung cư có tiêu chuẩn diện tích khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật này.

Như vậy, nhà ở công vụ gồm: nhà biệt thự; nhà ở liền kề; căn hộ chung cư.

Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ được thực hiện như sau:

(1) Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:

- Bước 1: Bộ Xây dựng giao cho cơ quan quản lý nhà ở trực thuộc chuẩn bị tờ trình, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2024/NĐ-CP.

- Bước 2: Gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công để đầu tư xây dựng dự án.

- Bước 3: Sau khi có ý kiến của cơ quan này, Bộ Xây dựng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc giao Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.

- Bước 4: Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định, Bộ Xây dựng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ.

Lưu ý: Thời gian cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công có ý kiến trả lời Bộ Xây dựng tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Bộ Xây dựng; thời gian thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

(2) Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an:

- Bước 1: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao cơ quan trực thuộc chuẩn bị tờ trình, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2024/NĐ-CP.

- Bước 2: Gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công để đầu tư xây dựng dự án.

- Bước 3: Sau khi có ý kiến của cơ quan này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thành lập Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư dự án và lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.

- Bước 4: Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định và ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ.

Lưu ý: Thời gian cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công, Bộ Xây dựng có ý kiến trả lời tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; thời gian Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an thẩm định, xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

(3) Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư:

- Bước 1: Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh chuẩn bị tờ trình, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2024/NĐ-CP.

- Bước 2: Gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư công để đầu tư xây dựng dự án

- Bước 3: Sau khi có ý kiến của cơ quan này, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành.

- Bước 4: Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ.

Lưu ý: Thời gian cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công ở địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư công có ý kiến trả lời tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; thời gian thẩm định, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}