Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có được từ chối thế vị trong giao dịch chứng khoán phái sinh không?

Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có được từ chối thế vị trong giao dịch chứng khoán phái sinh không? - Câu hỏi từ Khương (Lâm Đồng)

Thế nào là thế vị trong giao dịch chứng khoán phái sinh?

Theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP:

Thế vị là việc thay thế một bên trong hợp đồng hoặc giao dịch chứng khoán phái sinh bằng một bên khác, trong đó bên thay thế kế thừa tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến hợp đồng hoặc giao dịch chứng khoán phái sinh của bên bị thay thế.

Theo đó, thế vị giao dịch cũng được hiểu là một hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo khái niệm được nêu tại khoản 18 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP:

Giải thích từ ngữ
...
18. Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là các hoạt động bao gồm ký quỹ, đối chiếu, xác nhận kết quả giao dịch, xử lý lỗi, thế vị giao dịch, bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán, chuyển giao tiền hoặc chuyển giao tiền và tài sản cơ sở vào ngày thanh toán.

Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có được từ chối thế vị trong giao dịch chứng khoán phái sinh không?

Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có được từ chối thế vị trong giao dịch chứng khoán phái sinh không? (Hình từ Internet)

Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có được từ chối thế vị trong giao dịch chứng khoán phái sinh không?

Theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 28 Nghị định 158/2020/NĐ-CP về quyền của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:

Quyền của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
...
4. Quyền của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với thành viên bù trừ:
...
g) Được từ chối thế vị đối với các giao dịch không hợp lệ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Thực hiện các hoạt động sau đây nhằm bảo vệ nhà đầu tư và an toàn của thị trường:
a) Được từ chối thế vị đối với các giao dịch thực hiện sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán để đình chỉ giao dịch đối với thành viên bù trừ và thành viên giao dịch không bù trừ có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ đó (nếu có);

Như vậy, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được từ chối thế vị đối với các giao dịch không hợp lệ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc trong trường hợp từ chối thế vị để bảo vệ nhà đầu tư và vì an toàn của thị trường giao dịch sau khi được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán để đình chỉ giao dịch.

Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền hạn gì đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh?

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện các quyền sau đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh:

- Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; ban hành các quy chế nghiệp vụ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

- Chấp thuận đăng ký, từ chối đăng ký, đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ.

- Trường hợp thành viên bù trừ bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên không thể thực hiện được thỏa thuận, xác lập thành viên bù trừ thay thế, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền chỉ định thành viên bù trừ thay thế tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của thành viên bù trừ bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên.

- Quyền của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với thành viên bù trừ:

+ Yêu cầu thành viên bù trừ ký quỹ và đóng góp vào quỹ bù trừ:

+ Yêu cầu thành viên bù trừ báo cáo đầy đủ, kịp thời, chi tiết về hoạt động giao dịch, bù trừ thanh toán, tài khoản và tài sản ký quỹ của nhà đầu tư;

+ Xác định các loại ký quỹ, điều chỉnh mức ký quỹ, danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ;

+ Xác định, điều chỉnh giới hạn vị thế;

+ Thực hiện các giao dịch đối ứng, chuyển các vị thế đứng tên thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán hoặc phá sản sang thành viên bù trừ thay thế để đóng vị thế;

+ Xác định giá trị và phương thức bồi thường trong trường hợp thành viên bù trừ không đủ tiền để thanh toán hoặc chứng khoán để chuyển giao;

+ Được từ chối thế vị đối với các giao dịch không hợp lệ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Thực hiện các hoạt động sau đây nhằm bảo vệ nhà đầu tư và an toàn của thị trường:

+ Được từ chối thế vị đối với các giao dịch thực hiện sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán để đình chỉ giao dịch đối với thành viên bù trừ và thành viên giao dịch không bù trừ có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ đó (nếu có);

+ Được đóng vị thế, thanh lý vị thế đứng tên thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán bao gồm vị thế của chính thành viên bù trừ và nhà đầu tư mất khả năng thanh toán;

+ Được sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của chính thành viên bù trừ, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán;

+ Được sử dụng khoản đóng góp vào quỹ bù trừ của thành viên bù trừ để bảo đảm thanh toán và bù đắp các thiệt hại tài chính cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (nếu có);

+ Được chuyển tài sản ký quỹ và các vị thế mở của khách hàng tới thành viên bù trừ thay thế theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 31 Nghị định này. Trường hợp không thể thực hiện được, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được đóng vị thế, thanh lý vị thế; sử dụng, bán, chuyển giao tài sản của khách hàng mà thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán ký quỹ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng hoặc bù đắp các thiệt hại tài chính phát sinh từ vị thế mở của khách hàng. Tài sản ký quỹ của khách hàng chỉ được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ giao dịch chứng khoán phái sinh của khách hàng;

+ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là chủ nợ đối với các khoản phải thu của thành viên bù trừ, được ưu tiên phân chia tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản trong trường hợp thành viên bù trừ bị phá sản;

+ Được yêu cầu các thành viên bù trừ khác thực hiện các giao dịch đối ứng để đóng vị thế đứng tên thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, không phân biệt đó là vị thế mở của thành viên bù trừ hay nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.

- Cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và tài sản ký quỹ cho thành viên bù trừ, thành viên không bù trừ, khách hàng của thành viên không bù trừ bảo đảm quản lý tách biệt tới tài khoản của từng khách hàng, tách biệt tới từng danh mục đầu tư của khách hàng.

- Yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ cung cấp kịp thời, đầy đủ mọi thông tin về giao dịch của thành viên và của nhà đầu tư.

- Thực hiện các quyền khác theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Chứng khoán và quy định của pháp luật liên quan.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}