Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đề xuất ít nhất 05 bản án để hình thành nguồn phát triển án lệ mỗi năm?

Tôi có thắc mắc như sau: Tôi thường nghe những người học luật bảo là áp dụng án lệ thế này, thế kia. Vậy tiêu chí để chọn án lệ là gì? Án lệ sẽ được thông qua như thế nào? Việc đề xuất án lệ hiện nay được thực hiện như thế nào?

Bản án như thế nào thì được xem là án lệ?

Căn cứ vào Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về tiêu chí của án lệ như sau:

“Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ
Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
2. Có tính chuẩn mực;
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.”

Như vậy, để một bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án được xem lựa chọn là án lệ thì phải đáp ứng đồng thời cả ba tiêu chí được liệt kê theo quy định trên.

Mỗi tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đề xuất 05 bản án để làm nguồn phát triển thành án lệ mỗi năm?

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đề xuất ít nhất 05 bản án để hình thành nguồn phát triển án lệ mỗi năm?

Án lệ được thông qua khi đạt được tỷ lệ biểu quyết là bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 6 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định như sau:

“Điều 6. Thông qua án lệ
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ.
2. Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết này;
b) Được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất;
c) Được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất;
d) Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
3. Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.
4. Kết quả biểu quyết phải được ghi vào biên bản phiên họp lựa chọn, thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán và là căn cứ để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ.”

Như vậy, án lệ chỉ được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán trong phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành. Quy trình thông qua án lệ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Gửi đề xuất bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để phát triển thành án lệ được thực hiện như thế nào?

Ngày 14/6/2022, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn 94/TANDTC-PC năm 2022 hướng dẫn về việc gửi đề xuất bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ. Theo Công văn này, Tòa án nhân dân tối cao đã có đề nghị gửi đến các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án Tòa án quân sự các cấp, Vụ trưởng các Vụ Giám đốc kiểm tra I, II, III thực hiện các nội dung như sau:

“- Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mỗi đơn vị phải đề xuất ít nhất 05 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/01 năm;
- Các Vụ Giám đốc kiểm tra I, II, III mỗi đơn vị phải đề xuất ít nhất 03 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/01 năm;
- Các Tòa án quân sự quân khu và tương đương mỗi đơn vị phải đề xuất ít nhất 02 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/01 năm. Tòa án quân sự Trung ương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ này của các Tòa án quân sự quân khu và tương đương;
Nội dung đề xuất án lệ phải nêu rõ: số và ngày, tháng, năm ban hành bản án, quyết định đề xuất phát triển án lệ; tình huống án lệ và giải pháp pháp lý được đề xuất. Đề xuất của các đơn vị đề nghị gửi về Tòa án nhân dân tối cao thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học và gửi file word về hộp thư điện tử phonganlespc@gmail.com để Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học nghiên cứu, xây dựng dự thảo án lệ trình Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Đây là nhiệm vụ mới nhưng vô cùng quan trọng. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Vụ trưởng các Vụ Giám đốc kiểm tra I, II, III quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học phối hợp với Vụ Thi đua khen thưởng theo dõi, tổng hợp, báo cáo Hội đồng Thi đua Tòa án nhân dân về kết quả đề xuất, phát triển và áp dụng án lệ để xem xét, đánh giá thi đua cuối năm.”

Như vậy, công tác đề xuất bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để phát triển thành án lệ được thực hiện theo nội dung như trên.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

117 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}