Gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không cho ai? Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng?
- Nội dung kế hoạch công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được quy định như thế nào?
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không, sân bay gửi cho ai?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng mới nhất được quy định như thế nào?
Nội dung kế hoạch công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay
...
2. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của cảng hàng không, sân bay bao gồm các nội dung:
a) Khái quát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay; dự báo khả năng gây ra sự cố môi trường; sơ đồ các khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường; tên và số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân là đầu mối trong trường hợp có sự cố môi trường;
b) Kịch bản xử lý sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay: quản lý hiện trường; làm sạch dầu tràn, hóa chất rò rỉ; danh mục vật liệu nguy hại có thể rò rỉ tại hiện trường; thiết bị khẩn nguy tại hiện trường; các thông số môi trường cần quan trắc; quy trình giám sát, xử lý và hoàn nguyên môi trường.
3. Hoạt động triển khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như sau:
a) Thiết lập vùng nguy hiểm và cách ly những người không có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường khỏi khu vực nguy hiểm;
b) Thông báo cho Cảng vụ hàng không, Cục Hàng không Việt Nam để phối hợp giải quyết, đồng thời thông báo kịp thời đến Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố theo quy định;
c) Thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ môi trường;
d) Tiếp cận vùng nguy hiểm theo hướng gió để giảm thiểu tiếp xúc với hơi, khí độc hại;
đ) Sử dụng biển báo, nhãn sản phẩm trên thùng chứa, đơn hàng để xác định, cung cấp thông tin về hóa chất bị rò rỉ cho người có trách nhiệm ứng phó;
e) Đánh giá sự cố môi trường theo đặc điểm: có lửa hay không có lửa, có hiện tượng tràn hoặc rò rỉ nhiên liệu hay không, tình hình thời tiết, địa hình, những nguy cơ đối với người, tài sản, môi trường;
g) Thực hành ứng phó sự cố môi trường: áp dụng phương pháp ứng phó thích hợp; thiết lập đường dây liên lạc; thiết lập tuyến điều hành ứng phó; tổ chức phối hợp ứng phó đồng bộ;
h) Báo cáo chi tiết toàn bộ kết quả ứng phó sự cố môi trường về Cục Hàng không Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải.
...
5. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường quy định tại Điều này được lồng ghép, tích hợp phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó với sự cố khác.
Theo đó, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của cảng hàng không, sân bay bao gồm các nội dung:
- Khái quát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay; dự báo khả năng gây ra sự cố môi trường; sơ đồ các khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường; tên và số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân là đầu mối trong trường hợp có sự cố môi trường;
- Kịch bản xử lý sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay: quản lý hiện trường; làm sạch dầu tràn, hóa chất rò rỉ; danh mục vật liệu nguy hại có thể rò rỉ tại hiện trường; thiết bị khẩn nguy tại hiện trường; các thông số môi trường cần quan trắc; quy trình giám sát, xử lý và hoàn nguyên môi trường.
Ngoài ra, Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó với sự cố khác.
Gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không cho ai? Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng?
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không, sân bay gửi cho ai?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT về việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không, sân bay như sau:
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không, sân bay
1. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không sân bay theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm xây dựng báo cáo theo nội dung nêu tại khoản 1 Điều này gửi Cảng vụ hàng không để tổng hợp báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
3. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xây dựng các báo cáo về công tác bảo vệ môi trường tại các cảng hàng không sân bay gửi Bộ Giao thông vận tải khi có yêu cầu.
Như vậy, người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm xây dựng báo cáo theo nội dung nêu tại khoản 1 Điều này gửi Cảng vụ hàng không để tổng hợp báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng mới nhất được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 52/2022/TT-BGTVT như sau:
Tải về mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng tại đây: tại đây
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;