Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là những tổ chức nào? Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ gồm những gì?

Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là những tổ chức nào? Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ gồm những gì? Câu hỏi của chị Nhàn (Điện Biên),

Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là những tổ chức nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).

Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối sẽ được xem là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối chịu trách nhiệm về những vấn đề gì?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có trách nhiệm như sau:

Tổ chức tín dụng được phép
1. Tổ chức tín dụng được phép chịu trách nhiệm về:
a) Giao dịch do các giao dịch viên của tổ chức tín dụng được phép thực hiện thông qua các phương tiện giao dịch đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước; tính xác thực đối với thẩm quyền của cá nhân liên quan trong các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước;
b) Tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ và chấp hành đúng thời gian yêu cầu đối với các văn bản, hồ sơ, báo cáo gửi đến Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng được phép chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định hiện hành về hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối và phải bảo đảm:
a) Có quy trình, hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ chặt chẽ đối với các hoạt động giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước;
b) Chấp hành quy định về trạng thái ngoại tệ và các quy định về đảm bảo an toàn khác trong hoạt động kinh doanh ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề sau:

- Giao dịch do các giao dịch viên của tổ chức tín dụng được phép thực hiện thông qua các phương tiện giao dịch đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước; tính xác thực đối với thẩm quyền của cá nhân liên quan trong các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước;

- Tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ và chấp hành đúng thời gian yêu cầu đối với các văn bản, hồ sơ, báo cáo gửi đến Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là những tổ chức nào? Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ gồm những gì?

Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là những tổ chức nào? Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định như sau:

Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ bao gồm:
1. Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quy định nội bộ về quy trình thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước.
3. Hướng dẫn thanh toán chuẩn cho các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bản thuyết minh về phương tiện giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép đảm bảo khả năng giao dịch với Ngân hàng Nhà nước theo các phương thức giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

Theo đó, hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại hối của tổ chức tín dụng gồm có các giấy tờ sau đây:

- Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước

- Quy định nội bộ về quy trình thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước

- Hướng dẫn thanh toán chuẩn cho các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước

- Bản thuyết minh về phương tiện giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép đảm bảo khả năng giao dịch với Ngân hàng Nhà nước

Bên cạnh đó, tại Điều 6 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định về việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ như sau

- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép về việc đồng ý hoặc không đồng ý thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ (trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ lý do).

- Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi hoặc bổ sung, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép trong vòng 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thiết lập giao dịch ngoại tệ. Tổ chức tín dụng được phép sửa đổi, bổ sung hồ sơ và gửi đến Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}