Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là tổ chức nào? Điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào? - câu hỏi của chị Mai (Long An)

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là tổ chức nào?

Căn cứ tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Sở Tư pháp công bố danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Theo đó, Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

Đồng thời căn cứ vào Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định khái niệm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:

- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là tổ chức nào? Điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là tổ chức nào? Điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:

Đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ:

- Thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;

- Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý 2017

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.

Đối với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có quyền và nghĩa vụ:

- Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu.

Đối với Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ:

- Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017

- Được nhận thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Chính phủ;

- Quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.

Đối với Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017

- Thực hiện trợ giúp pháp lý theo nội dung đăng ký.

Điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:

Đối với tổ chức có nguyện vọng

Sở Tư pháp lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với tổ chức có nguyện vọng Căn cứ yêu cầu trợ giúp pháp lý và thực tiễn tại địa phương và có đủ điều kiện sau đây:

- Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý

- Là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức;

- Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý;

- Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.

Đối với Trung tâm trợ giúp pháp lý

Nhà nước căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý, nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư có đủ điều kiện sau đây:

- Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư;

- Không bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức mà luật sư ký kết hợp đồng lao động.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}