Tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối không có lý do chính đáng có bị xử phạt không?

Tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối không có lý do chính đáng có bị xử phạt không? Câu hỏi của bạn A.Q ở Hà Nam

Tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối không có lý do chính đáng có bị xử phạt không?

Căn cứ khoản 3 Điều 30 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định xử lý vi phạm đối với việc tập sự hành nghề công chứng:

Xử lý vi phạm đối với việc tập sự hành nghề công chứng
...
3. Tổ chức hành nghề công chứng có tên trong danh sách đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối nhận tập sự không có lý do chính đáng, cử công chứng viên không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự hoặc vi phạm quy định khác của Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, tổ chức hành nghề công chứng có tên trong danh sách đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối nhận tập sự không có lý do chính đáng thì phải chịu hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

Tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối không có lý do chính đáng có bị xử phạt không?

Tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối không có lý do chính đáng có bị xử phạt không?

Tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối không có lý do chính đáng thì bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng:

Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;
c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;
g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;
h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;
i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;
k) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;
l) Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;
m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của tổ chức mình;
n) Không tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
...

Như vậy, tổ chức hành nghề công chứng từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự như sau:

- Phân công công chứng viên đủ điều kiện hướng dẫn tập sự và chịu trách nhiệm về việc phân công đó;

- Thường xuyên theo dõi để xử lý kịp thời các trường hợp công chứng viên không còn đủ điều kiện hướng dẫn tập sự hoặc người tập sự không còn đủ điều kiện tập sự.

- Lập, quản lý, sử dụng Sổ theo dõi tập sự hành nghề công chứng của tổ chức hành nghề công chứng theo từng năm.

- Sổ theo dõi tập sự phải ghi ngày mở sổ, ngày khóa sổ và được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.

- Xem xét, quyết định việc công chứng viên từ chối hướng dẫn tập sự, việc thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự.

- Quản lý người tập sự trong quá trình tập sự tại tổ chức mình;

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của công chứng viên hướng dẫn tập sự;

- Bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tập sự.

- Báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc nhận tập sự và hướng dẫn tập sự tại tổ chức mình theo định kỳ hằng năm.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với người tập sự, theo quy định.

Thông tư 08/2023/TT-BTP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/11/2023

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}