Tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là gì? Đồng chí Tổng Bí thư có được giữ ba nhiệm kỳ liên tiếp không?

Tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là gì? Đồng chí Tổng Bí thư có được giữ ba nhiệm kỳ liên tiếp không? Câu hỏi của bạn Q.P ở Hải Dương

Tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là gì?

Căn cứ tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng như sau:

Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:

- Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

- Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.

- Có trình độ cao về lý luận chính trị.

- Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…

- Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.

- Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.

- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Ngoài những tiêu chuẩn trên thì để trở thành Tổng Bí thư còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung được quy định tại Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 gồm:

- Về chính trị, tư tưởng;

- Về đạo đức, lối sống;

- Về trình độ;

- Về năng lực và uy tín;

- Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm.

Tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là gì? Đồng chí Tổng Bí thư có được giữ ba nhiệm kỳ liên tiếp không?

Tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là gì? Đồng chí Tổng Bí thư có được giữ ba nhiệm kỳ liên tiếp không? (Hình từ Internet)

Đồng chí Tổng Bí thư có được giữ ba nhiệm kỳ liên tiếp không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
...

Theo quy định thì Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành trường hợp đặc biệt tái đắc cử Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu bằng hình thức nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 như sau:

Hình thức bầu cử
1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

Như vậy, đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}