Tiêu chuẩn để trở thành ứng viên Lãnh sự danh dự là gì? Trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi tiêu chuẩn để trở thành ứng viên Lãnh sự danh dự là gì? - câu hỏi của anh Lê Nhựt Hào đến từ Đồng Tháp

Tiêu chuẩn để trở thành ứng viên Lãnh sự danh dự là gì?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn để trở thành ứng viên Lãnh sự danh dự như sau:

- Có quốc tịch Nước cử hoặc quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp là người có quốc tịch của nước thứ ba hoặc người có hai hay nhiều quốc tịch thì phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao theo trình tự thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 26/2022/NĐ-CP. Sự đồng ý về quốc tịch này có thể bị rút lại vào bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do. Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm thông báo đến Nước cử.

- Thường trú tại Việt Nam hoặc đã cư trú, làm việc ít nhất 01 năm tại khu vực lãnh sự.

- Không phải là cán bộ công chức, viên chức hoặc người lao động nhận lương từ ngân sách nhà nước của bất kỳ nước nào.

- Bố trí trụ sở làm việc hoặc nơi cư trú trong khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự mà người đó dự kiến đứng đầu.

- Có lý lịch tư pháp rõ ràng.

- Có khả năng tài chính, uy tín trong xã hội.

Tiêu chuẩn để trở thành ứng viên Lãnh sự danh dự là gì? Trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn để trở thành ứng viên Lãnh sự danh dự là gì? Trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự được quy định như thế nào?

Hồ sơ đề nghị chấp thuận Lãnh sự danh dự bao gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị chấp thuận Lãnh sự danh dự bao gồm:

- Công hàm của Nước cử gửi Bộ Ngoại giao trong đó nêu cụ thể việc đề cử một cá nhân làm Lãnh sự danh dự, dự kiến đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và nhiệm kỳ của Lãnh sự danh dự.

- Sơ yếu lý lịch có ảnh.

- Bản sao hộ chiếu.

- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp trong thời hạn không quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ xin chấp thuận.

Trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự như sau:

- Sau khi nhận được chấp thuận của Bộ Ngoại giao về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam, Nước cử gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo 01 bộ hồ sơ của Lãnh sự danh dự theo quy định tại Điều 7 Nghi định 26/2022/NĐ-CP, dự kiến nơi đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và các chức năng lãnh sự mà Nước cử ủy nhiệm.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Ngoại giao có thể yêu cầu Nước cử bổ sung các thông tin liên quan khác.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công hàm và đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan về việc chấp thuận Lãnh sự danh dự để đảm bảo các yêu cầu về đối ngoại, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Ý kiến của các cơ quan gửi về Bộ Ngoại giao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao.

Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan, Bộ Ngoại giao sẽ quyết định chấp thuận hay không chấp thuận người được đề cử làm Lãnh sự danh dự.

- Sau khi thông qua ứng cử viên Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Nước cử và yêu cầu Nước cử nộp bản sao Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự để Bộ Ngoại giao cấp Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự. Hai bên trao đổi thống nhất về thời điểm tiếp nhận Giấy ủy nhiệm lãnh sự và trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự.

- Sau khi tiếp nhận Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự và trong thời hạn 05 ngày sau khi trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thông tin về Lãnh sự danh dự của Nước cử mới được chấp thuận tại Việt Nam bao gồm thông tin về cá nhân Lãnh sự danh dự, khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và thời hạn nhiệm kỳ.

- Nước cử có thể gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao trao đổi ý kiến về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam đồng thời với việc đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo hồ sơ lý lịch của Lãnh sự danh dự.

Trong trường hợp này, hồ sơ gửi kèm phải phù hợp với các quy định khoản 1 Điều 4 Nghị định 26/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 5 Nghị định 26/2022/NĐ-CP

- Trường hợp Nước cử đã được chấp thuận thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam và ủy nhiệm một người mới làm Lãnh sự danh dự thì không phải trao đổi lại ý kiến với Bộ Ngoại giao theo quy định tại Điều 4 Nghị định 26/2022/NĐ-CP

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}