Tiêu chuẩn bổ nhiệm thanh tra viên và thanh tra viên chính là gì? Chức trách của thanh tra viên và thanh tra chính được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi tiêu chuẩn bổ nhiệm thanh tra viên và thanh tra viên chính là gì?- câu hỏi của anh Hào (Đồng Tháp).

Tiêu chuẩn bổ nhiệm thanh tra viên là gì?

Căn cứ vào Điều 39 Luật Thanh tra 2022 như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên
1. Là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, trừ trường hợp Chính phủ quy định khác đối với Thanh tra viên của cơ quan thanh tra được thành lập theo quy định của luật hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật này.
2. Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
3. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên trong lĩnh vực chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó.
4. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
5. Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra.

Như vậy, muốn được bổ nhiệm thành thanh tra viên cần phải đáp ứng các điều kiện:

- Là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu

- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên trong lĩnh vực chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm thanh tra viên và thanh tra viên chính là gì? Chức trách của thanh tra viên và thanh tra chính được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn bổ nhiệm thanh tra viên và thanh tra viên chính là gì? Chức trách của thanh tra viên và thanh tra chính được quy định như thế nào?

Chức trách của thanh tra viên được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Nghị Định 97/2011/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên
1. Chức trách:
Thanh tra viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên được giao chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô và tính chất phức tạp trung bình; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.

Theo đó, chức trách của thanh tra viên là

- Thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước

- Chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô và tính chất phức tạp trung bình

- Khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm thanh tra viên chính là gì?

Theo nội dung tại Điều 40 Luật Thanh tra 2022 có quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên chính như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 39 của Luật này.
2. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
3. Có thời gian giữ ngạch thanh tra viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm.
4. Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ thanh tra viên lên thanh tra viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, ngoài các tiêu chuẩn quy định Điều 39 Luật Thanh tra 2022 đã nêu trên, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên chính bao gồm:

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Có thời gian giữ ngạch thanh tra viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm;

- Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ thanh tra viên lên thanh tra viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Chức trách của thanh tra chính được quy định như thế nào?

Căn cứ theo nội dung tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 97/2011/NĐ-CP về Thanh tra viên và công tác viên thanh tra có quy định như sau:

Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên chính
1. Chức trách:
Thanh tra viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên chính được giao chủ trì hoặc tham gia thanh tra các vụ việc có quy mô rộng, tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.

Từ quy định trên, Thanh tra viên chính có những chức trách như sau:

- Thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước;

- Chủ trì hoặc tham gia thanh tra các vụ việc có quy mô rộng, tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực;

- Khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.

Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}