Tiền lương của Giáo viên trung học phổ thông kể từ ngày 01/7/2023 sẽ thay đổi như thế nào?

Tiền lương của Giáo viên trung học phổ thông kể từ ngày 01/7/2023 sẽ thay đổi như thế nào? - Câu hỏi của chị Bích (Lạng Sơn)

Giáo viên trung học phổ thông có những chức danh nghề nghiệp nào?

Theo Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;

- Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Tiền lương của Giáo viên trung học phổ thông kể từ ngày 1/07/2023 sẽ thay đổi như thế nào?

Tiền lương của Giáo viên trung học phổ thông kể từ ngày 01/7/2023 sẽ thay đổi như thế nào?

Tiền lương của Giáo viên THPT hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng.

- Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. Tiền lương tương ứng từ 3.486.600 đồng đến 7.420.200 đồng/tháng.

- Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38. Tiền lương tương ứng từ 5.960.000 đồng đến 9.506.200 đồng/tháng

- Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. Tiền lương tương ứng từ 6.556.000 đồng đến 10.102.200 đồng/tháng.

Tiền lương của giáo viên THPT sau ngày 01/7/2023?

Ngày 11/11, Quốc hội nêu rõ tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng, như vậy tiền lương của giáo viên THPT kể từ ngày 01/7/2023 tương ứng như sau:

- Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. Tiền lương tương ứng từ 4.212.000 đồng đến 8.964.000 đồng/tháng.

- Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38. Số tiền lương tương ứng từ 7.200.000 đồng đến 11.484.000 đồng/tháng.

- Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. Số tiền lương tương ứng từ 7.920.000 đồng đến 12.204.000 đồng/tháng.

Giáo viên trung học phổ thông phải đáp ứng điều kiện về trình độ đào tạo như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3, khoản 3 Điều 4, khoản 3 Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT về trình độ đào tạo của giáo viên THPT như sau:

- Đối với giáo viên THPT hạng III:

+ Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

- Đối với Giáo viên THPT hạng II:

+ Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II.

- Đối với Giáo viên THPT hạng I:

+ Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}