Thuốc điều trị đặc hiệu tốt nhất cho bệnh sán lá phổi? Phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ có được sử dụng thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh không?

Ban tư vấn cho tôi hỏi: Vợ tôi đang mang thai, hiện tại cô ấy đang có triệu chứng của bệnh sán lá phổi. Trường hợp này thì vợ tôi có được sử dụng thuốc đặc hiệu để phòng bệnh không? Khi sử dụng thuốc sẽ có những tác dụng phụ gì không?

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh sán lá phổi như thế nào cho chính xác?

Căn cứ vào Mục 3, Mục 4 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1573/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có những hướng dẫn về xét nghiệm và chẩn đoán bệnh sán lá phổi như sau:

“3. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
3.1. Xét nghiệm
+ Soi tươi: đờm, phân, dịch màng phổi tìm trứng sán lá phổi.
+ Công thức máu có thể có tăng Bạch cầu ái toan.
+ Định lượng IgE có thể tăng.
+ Xét nghiệm miễn dịch: ELISA sán lá phổi (+)
3.2. Chẩn đoán hình ảnh
+ Xquang ngực: có nốt mờ, đám mờ, có hình hang nhỏ và chủ yếu ở vùng thấp (nếu sán ở trong phổi) hoặc hình ảnh tràn dịch màng phổi (nếu sán ở trong màng phổi).
+ Chụp CT/ MRI ngực: dùng trong chẩn đoán phân biệt với một số trường hợp ho ra máu khác như ung thư phổi, giãn phế quản, lao phổi...
+ Siêu âm ổ bụng: tìm tổn thương sán lá phổi lạc chỗ.
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán trường hợp bệnh nghi ngờ
- Đã từng ăn cua đá, tôm suối chưa nấu chín hoặc
- Sống ở trong vùng dịch tễ.
- Có các dấu hiệu lâm sàng nêu ở trên.
4.2. Chẩn đoán trường hợp bệnh xác định
Là những trường hợp nghi ngờ kèm theo các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm
+ Tìm thấy trứng sán lá phổi trong đờm, phân, dịch màng phổi.
+ ELISA sán lá phổi (+)
+ Có thể có tăng Bạch cầu ái toan
+ Định lượng IgE có thể tăng
- Xquang ngực: có nốt mờ, mảng mờ, có hình hang nhỏ và chủ yếu ở vùng thấp (nếu sán ở trong phổi) hoặc hình ảnh tràn dịch màng phổi (nếu sán ở trong màng phổi).
4.3. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh cảnh lâm sàng bệnh sán lá phổi cần phân biệt với bệnh lao phổi.
- Ngoài ra cần phân biệt với các tình trạng gây ho ra máu khác như giãn phế quản, ung thư phổi...
- Phân biệt các bệnh ký sinh trùng gây tổn thương phổi do nguyên nhân khác như toxocara, sán lá gan lớn, giun lươn, giun móc...”

Như vậy, để xác định triệu chứng cận lâm sàn của bệnh sán lá phổi có thể thực hiện theo các phương pháp như xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh. Việc chẩn đoán bệnh sán lá phổi sẽ có được phân loại thành chẩn đoán trường hợp bệnh nghi ngờ, chẩn đoán trường hợp bệnh xác định và chẩn đoán phân biệt được thực hiện theo những hướng dẫn nêu trên.

Phụ nữ đang mang thai có được sử dụng thuốc đặt hiệu để điều trị bệnh sán lá phổi không?

Thuốc điều trị đặc hiệu tốt nhất cho bệnh sán lá phổi? Phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ có được sử dụng thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh không?

Thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sán lá phổi tốt nhất? Phụ nữ đang mang thai có được dùng thuốc điều trị bệnh sán lá phổi không?

Căn cứ vào Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1573/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có những hướng dẫn vệ phương pháp điều trị bệnh sán lá phổi như sau:

“5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Nguyên tắc điều trị
- Dùng thuốc đặc hiệu
- Điều trị triệu chứng kèm theo.
5.2. Điều trị đặc hiệu
* Praziquantel được chọn là thuốc chữa bệnh sán lá phổi tốt nhất.
- Liều 75 mg/kg/ngày, chia 3 lần cách nhau 4-6 giờ x 2 ngày liên tiếp.
- Tác dụng không mong muốn: Chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, buồn nôn, khó chịu hạ vị, mẩn ngứa và có thể sốt, các triệu chứng ở mức độ nhẹ, nhanh hết và thường không phải can thiệp gì.
- Chống chỉ định:
+ Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
+ Đang nhiễm trùng cấp tính hoặc suy gan, suy thận hoặc rối loạn tâm thần.
+ Dị ứng với praziquantel.
* Lưu ý: phụ nữ nuôi con nhỏ không cho con bú trong vòng 72 giờ dùng thuốc.
* Ngoài ra tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dùng thuốc triclabendazole liều dùng cho người lớn hoặc trẻ em, 10 mg/kg, uống một hoặc hai lần.
5.3. Điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng
- Trong điều trị sán lá phổi có thể ho ra nhiều máu một lúc, cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối và cho thuốc cầm máu, giảm ho...
- Nâng cao thể trạng.
5.4. Theo dõi sau điều trị
Sau điều trị bằng thuốc đặc hiệu bệnh nhân được đánh giá:
- Lâm sàng: bệnh nhân được theo dõi, đánh giá triệu chứng lâm sàng sau 3, 6 tháng.
- Xét nghiệm:
+ Công thức máu (BCAT), chức năng gan, thận sau 3, 6 tháng.
+ Xét nghiệm đờm, phân tìm trứng sán lá phổi sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
+ Xét nghiệm ELISA sán lá phổi sau 3 tháng, 6 tháng.
+ Xquang ngực sau 6 tháng”

Theo đó, khi sử dụng thuốc điều trị bệnh sán lá phổi thì bệnh nhân sẽ xuất hiện các tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, buồn nôn, khó chịu hạ vị, mẩn ngứa và có thể sốt và phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu sẽ không được sử dụng thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sán lá phổi.

Như vậy, việc điều trị bệnh sán lá phổi được thực hiện theo nội dung hướng dẫn nêu trên của Bộ Y tế.

Người bệnh được xem là đã khỏi bệnh sán lá phổi khi đáp ứng các tiêu chí nào?

Căn cứ vào Mục 6 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1573/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có hướng dẫn về xác định tiêu chuẩn khỏi bệnh sán lá phổi như sau:

“6. TIÊU CHUẨN KHỎI BỆNH
- Hết triệu chứng lâm sàng.
- Xét nghiệm lại sau điều trị: phân, đờm và dịch màng phổi âm tính với sán lá phổi.”

Theo đó, người bệnh chỉ được xem là đã khỏi bệnh sán lá phổi khi đáp ứng cả 02 tiêu chuẩn được nêu trên.

Phòng bệnh sán lá phổi như thế nào cho hiệu quả?

Theo Mục 7 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1573/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế hướng dẫn về các biện pháp phòng bệnh sán lá phổi như sau:

“7. PHÒNG BỆNH
- Không ăn cua hoặc tôm chưa nấu chín.
- Quản lý chất thải như đờm, phân hoặc dịch màng phổi, giữ vệ sinh môi trường.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong cộng đồng: Ăn chín, uống chín, không ăn cua, tôm chưa nấu chín.
- Giải quyết mầm bệnh bằng cách phát hiện sớm và điều trị đặc hiệu cho người bệnh.”

Như vậy, để phòng bệnh sán lá phổi thì mọi người cần phải nấu chín tôm, cua khi ăn, quản lý chất thải và giữ gìn vệ sinh môi trường.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

24 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}