Thừa phát lại thực hiện những công việc nào? Để trở thành Thừa phát lại cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Thừa phát lại thực hiện những công việc nào? Để trở thành Thừa phát lại cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? - Câu hỏi của anh Hưng (Long An)

Thừa phát lại là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thừa phát lại sẽ thực hiện những công việc theo quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP:

-Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thừa phát lại thực hiện những công việc nào? Để trở thành Thừa phát lại cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Thừa phát lại thực hiện những công việc nào? Để trở thành Thừa phát lại cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Tiêu chuẩn để trở thành thừa phát lại là gì?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tiêu chuẩn để trở thành thừa phát lại như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại
1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Theo đó, Thừa phát lại phải là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam và đáp ứng các điều kiện theo quy định trên.

Thừa phát lại phải tuân thủ những quy tắc đạo đức nào?

Theo quy định tại Thông tư 08/2022/TT-BTP thì thừa phát lại phải tuân thủ 05 quy tắc chung về đạo đức như sau:

Căn cứ tại Điều 1 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quy tắc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội của thừa phát lại như sau:

- Thừa phát lại có nghĩa vụ trung thành, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Căn cứ tại Điều 2 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quy tắc bảo đảm thượng tôn pháp luật, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật của thừa phát lại như sau:

- Thừa phát lại phải thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, tự giác tuân thủ quy định của Quy tắc này trong hành nghề.

- Thừa phát lại phải thực hiện công việc được giao chính xác, đầy đủ, trách nhiệm và có thái độ độc lập, khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật.

Căn cứ tại Điều 3 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quy tắc tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp thừa phát lại như sau:

- Thừa phát lại có trách nhiệm tôn trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp.

- Thừa phát lại phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu và xã hội về bản thân và nghề nghiệp của mình.

- Thừa phát lại phải mặc trang phục theo quy định, đeo thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.

Căn cứ tại Điều 4 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quy tắc rèn luyện, tu dưỡng bản thân của thừa phát lại như sau:

- Thừa phát lại phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; chủ động học hỏi để trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, góp phần nâng cao chất lượng công việc, phục vụ người yêu cầu.

- Thừa phát lại phải tận tâm với công việc; sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đầy đủ các yêu cầu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo đảm đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

Căn cứ tại Điều 5 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về quy tắc bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công việc của thừa phát lại như sau:

- Thừa phát lại có trách nhiệm giữ bí mật, hướng dẫn thư ký nghiệp vụ, nhân viên của Văn phòng mình giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ công việc và tất cả thông tin biết được về nội dung công việc trong và sau khi giải quyết yêu cầu. Trường hợp cung cấp thông tin về việc thực hiện công việc cho người khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Thừa phát lại có trách nhiệm bảo quản cẩn thận hồ sơ công việc trong quá trình giải quyết các yêu cầu, bàn giao đầy đủ hồ sơ công việc để lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}