Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn đối với các dự án bất động sản đúng không?
Đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn đối với các dự án bất động sản đúng không?
Theo văn bản hỏa tốc số 439/TTg-KTTH năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiếp độ rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản; có giải pháp khả thi, hiệu quả để tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, tạo động lực tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:
- Khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ trước ngày 25 tháng 5 năm 2023 xem xét, ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cản đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội trong tỉnh hình mới theo nhiệm vụ được giao tại tại Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công, sớm đưa các dự án đi vào khai thác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng.
- Khẩn trương nghiên cứu, có giải pháp cụ thể, hiệu quả để đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân trong nước và hợp tác công tư PPP, tạo động lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn đối với các dự án bất động sản đúng không?
Xây dựng phương án tổng thể điều hành chính sách tài khóa trình Chính phủ trước ngày 30/5/2023?
Tại văn bản hỏa tốc số 439/TTg-KTTH năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế hiện nay, Chính phủ yêu cầu các đơn vị nêu trên thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023, Thủ tưởng Chính phủ yêu cầu:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ và các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ, trong đó tập trung theo dõi hình kinh tế, diễn biến thị trường tài chính tiền lệ thế giới, khu vực, trong nước để có phản ứng chính sách phù hợp;
- Đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đổi lớn của nền kinh tế, tăng cường khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Cụ thể, về chính sách tài khóa, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng, báo cáo trước ngày 30/5/2023 về phương án tổng thể điều hành chính sách tài khóa trong tỉnh hình hiện nay theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ.
Ngoài ra, tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật để thúc đẩy các thị trưởng trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, bền vững.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp điều hành giá phù hợp để ổn định mặt bằng giá cả, kiểm soát lạm phát, nhất là giá cả các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Thúc đẩy phát triển an toàn, bền vững và tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường bất động sản, tạo kênh huy động vốn trung và dải hạn hiệu quả cho nền kinh tế; thực hiện các giải pháp tạo lập và củng cố niềm tin cho nhà đầu tư.
Giao nhiệm vụ Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay đúng không?
Tại văn bản hỏa tốc số 439/TTg-KTTH năm 2023, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, trong đó tập trung:
- Điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm thanh khoản và an toàn của hệ thống các tổ chức tin dụng; điều hành tin dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, của doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế;
Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, các ngành sản xuất chủ lực trong nước, các lĩnh vực tạo sự phát triển đột phá, lan tỏa, truyền dẫn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với nâng cao khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.
- Đặc biệt, khẩn trương chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phi, tăng cường chuyển đổi số để giảm mặt bằng lãi suất cho vay; nghiên cứu giải pháp có các chương trình tín dụng ưu đãi đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên, sản xuất chủ lực trong nước và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Rả soát, đánh giá toàn diện, phân loại và thống kê đầy đủ các khoản đã cấp tín dụng để xác định mặt bằng lãi suất cho vay trung binh hiện nay làm cơ sở để có giải pháp điều hành phù hợp.
- Khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp hiệu quả, khả thi để tăng khả nặng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN và Thông tư 03/2023/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định pháp luật gắn với triển khai các biện pháp tăng cường chất lượng tín dụng, thúc đẩy xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, không để trục lợi; kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện theo quy định.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chủ trương giảm mặt bằng lãi suất cho vay, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng vi phạm các quy định pháp luật về cấp tín dụng.
- Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền về điều hành chính sách tiền tệ, chủ trương giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp để tạo sự đồng thuận xã hội, gia tăng niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;