Thủ tướng Chính phủ sẽ không còn phải tự mình báo cáo những vấn đề đột xuất, cấp bách đã quyết định trong cuộc họp Chính phủ?

Xin chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề như sau: Hiện nay, khi có những vấn đề cấp bách hoặc đột xuất cần phải quyết định ngay thì sau khi quyết định, Thủ tướng Chính phủ có phải tự mình báo cáo lại hay không?

Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chính phủ theo quy định trước đây?

Căn cứ vào Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 138/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
2. Cách thức giải quyết công việc của Chính phủ:
a) Thảo luận và quyết nghị tại phiên họp Chính phủ;
b) Gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ.
3. Quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Khi biểu quyết tại phiên họp Chính phủ cũng như khi sử dụng phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, nếu số phiếu đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
4. Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề đột xuất, cấp bách cần phải xử lý gấp thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc những vấn đề đã được Chính phủ thống nhất về nguyên tắc. Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại phiên họp Chính phủ gần nhất về những vấn đề đã quyết định.
5. Chính phủ phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện, khả năng của chính quyền địa phương.”

Theo đó, trước đây thì Chính phủ sẽ có trách nhiệm và cách thức giải quyết công việc theo quy định nêu trên.

Thủ tướng Chính phủ sẽ không còn phải tự mình báo cáo những vấn đề đột xuất, cấp bách đã quyết định trong cuộc họp Chính phủ?

Thủ tướng Chính phủ sẽ không còn phải tự mình báo cáo những vấn đề đột xuất, cấp bách đã quyết định trong cuộc họp Chính phủ? (Hình từ internet)

Không còn bắt buộc Thủ tướng Chính phủ phải báo cáo các quyết định về vấn đề đột xuất, cấp bách?

Căn cứ vào Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ sở; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
2. Cách thức giải quyết công việc của Chính phủ:
a) Thảo luận và quyết nghị tại phiên họp Chính phủ;
b) Quyết nghị bằng phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ trong trường hợp Chính phủ không họp.
3. Quyết nghị của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
4. Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách cần phải xử lý gấp thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc những vấn đề đã được Chính phủ thống nhất về chủ trương, nguyên tắc. Thủ tướng Chính phủ báo cáo hoặc giao Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thay mặt Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại phiên họp Chính phủ gần nhất về những vấn đề đã quyết định.
5. Chính phủ thực hiện phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chính phủ thực hiện phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với điều kiện, năng lực của chính quyền địa phương đi đôi với việc phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực chặt chẽ.”

Theo đó, hiện nay khi Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ xem xét, quyết định vấn đề đột xuất, cấp bách thì có thể giao chi Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trướng cơ quan ngang Bộ thay mặt mình để báo cáo những vấn đề đã quyết định trong phiên họp Chính phủ gần nhất.

Theo như quy định trước đây thì Thủ tướng Chính phủ phải bắt buộc tự mình báo cáo chứ không được giao lại cho cá nhân khác.

Bổ sung thêm mốc thời gian về vấn đề mà Chính phủ thảo luận, quyết nghị?

Căn cứ vào Điều 4 Quy chế làm việc ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 4. Những vấn đề Chính phủ thảo luận và quyết nghị
1. Đề nghị của Chính phủ về xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội; đề nghị xây dựng nghị định và dự thảo nghị định của Chính phủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Chiến lược; quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm; kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; quyết toán ngân sách nhà nước để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
3. Tình hình kinh tế - xã hội hằng tháng, hằng quý, 06 tháng, cả năm hoặc những vấn đề quan trọng, đột xuất và những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
4. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ; việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các cấp để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
5. Chương trình công tác của Chính phủ hằng năm; kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và việc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ.
6. Thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
7. Những vấn đề mà pháp luật quy định Chính phủ phải thảo luận và quyết nghị.
8. Những vấn đề quan trọng cần thiết khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”

Theo đó, hiện nay thì Chính phủ sẽ có thêm 01 vấn đề để thảo luật và giải quyết so với trước đây là việc thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài ra, quy định này cũng bổ sung mốc thời gian về tình hình kinh tế - xã hội hằng quý cũng sẽ được Chính phủ mang ra thảo luận và giải quyết.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

21 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}