Thủ tục thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ từ ngày 01/6/2022?

Tôi thường xuyên xem thời sự và có nghe đến thông tin về những doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tôi có thắc mắc là cơ quan Nhà nước mình bao gồm cấp Trung ương và cấp địa phương. Vậy thì những doanh nghiệp này sẽ do cơ quan cấp nào thành lập?

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 7. Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ngoài đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định thành lập công ty mẹ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền quyết định thành lập các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thuộc trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Thẩm quyền và thủ tục thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định hiện nay?

Thẩm quyền và thủ tục thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định hiện nay?

Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 8. Thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp
Thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp là việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với các quy định pháp lý, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia; làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định, đảm bảo tính hiệu quả của việc thành lập doanh nghiệp.
Người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu là người đề nghị thành lập doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.”

Như vậy, thẩm định hồ sơ thành lập doanh nghiệp là thực hiện việc đánh giá, kiểm tra tính phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp so với các quy hoạch, kế hoạch quốc gia. Người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chịu trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 9. Quy trình thành lập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập 07 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
2. Sau khi nhận đủ Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính và các cơ quan, tổ chức liên quan (trong trường hợp cần thiết).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp, đồng thời gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.
4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập doanh nghiệp.”

Theo đó, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập 7 bộ hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp gửi đến Bộ Kê hoạch và Đầu tư để thẩm định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham vấn các cơ quan liên quan, trong vòng 15 ngày kể từ nhận hồ sơ thì các cơ quan liên quan phải gửi văn bản về ý kiện các nội dung thuộc phạm vi của mình để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và lập thẩm định. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến từ các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 10. Quy trình thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập 03 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
2. Sau khi nhận đủ Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính (trong trường hợp doanh nghiệp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.
4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập doanh nghiệp.
5. Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.”

Như vậy, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập 03 bộ hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi nhận hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham vấn ý kiến của các cơ quan có liên quan. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, các cơ quan liên quan phải trả lời bằng văn bản về các nội dung thuộc phạm vi của mình. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến của cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu. Sau đó, cơ quan chủ sở hữu sẽ tiến hành giải trình báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư rồi gửi hồ sơ hoàn thiện đến Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề nghị thành lập doanh nghiệp.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

35 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}