Thủ tục kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được quy định như thế nào?

Thủ tục kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn T.G ở Hà Nội.

Thủ tục kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định các bước cụ thể trong thực hiện việc kiểm sát

- Bước 1: Nghiên cứu đơn hoặc văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các nguồn thông tin khác và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;

+ Nếu cần thiết, có thể làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người bị tố cáo, người có liên quan để xác minh những vấn đề cần làm rõ hoặc thu thập những thông tin, tài liệu, chứng cứ cần thiết khác.

- Bước 2: Đối chiếu với các quy định tương ứng của pháp luật để xác định dấu hiệu vi phạm hoặc kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn và nội dung giải quyết).

- Bước 3: Áp dụng các biện pháp kiểm sát phù hợp và ban hành kết luận, kiến nghị, kháng nghị theo quy định tại Điều 17 Quy chế này.

+ Trong quá trình áp dụng các biện pháp kiểm sát, nếu thấy cần thiết thì tiếp tục thực hiện các bước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

- Bước 4: Việc tiến hành kiểm sát và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị đều phải được lập thành hồ sơ.

+ Hồ sơ phải có đầy đủ các văn bản kiểm sát hoặc kiểm tra đã ban hành theo quy định và các tài liệu liên quan khác.

+ Hồ sơ phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có 4 bước cụ thể trong thực hiện việc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện theo quy trình trên.

Thủ tục kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được quy định như thế nào?

Thủ tục kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được quy định như thế nào?

Thẩm quyền, nhiệm vụ thực hiện việc kiểm sát khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ra sao?

Căn cứ vào Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định như sau:

Thẩm quyền, nhiệm vụ thực hiện việc kiểm sát
1. Viện kiểm sát các cấp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp và cấp dưới theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại đối với hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xem xét quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự.
4. Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình tiến hành kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
5. Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong việc kiểm sát
a) Trách nhiệm của đơn vị chủ trì kiểm sát:
Khi tiến hành kiểm sát, đơn vị chủ trì kiểm sát đề nghị các đơn vị nghiệp vụ cùng cấp, Viện kiểm sát cấp dưới phối hợp:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc kiểm sát;
- Trao đổi ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản để xác định dấu hiệu vi phạm hoặc kết luận vi phạm của các cơ quan được kiểm sát;
- Lựa chọn áp dụng các biện pháp kiểm sát tương ứng và ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát;
- Cử Kiểm sát viên tham gia các cuộc trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
b) Trách nhiệm của đơn vị phối hợp kiểm sát:
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đề nghị của đơn vị chủ trì kiểm sát.
- Trường hợp phát hiện vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thông qua thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình, phải chủ động thông báo và kịp thời phối hợp với đơn vị chủ trì kiểm sát thực hiện nhiệm vụ kiểm sát theo quy định.

Như vậy, thẩm quyền, nhiệm vụ thực hiện việc kiểm sát khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.

Có bao nhiêu biện pháp được áp dụng kiểm sát khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp?

Căn cứ vào Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về các biện pháp được áp dụng kiểm sát khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp gồm:

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình, cấp dưới và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát.

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát.

- Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}