Thủ tục đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt được quy định như thế nào?

Thủ tục đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Trí (Bình Dương)

Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt gồm những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định như sau:

Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt
1. Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt là một tập hợp các phân tích, đánh giá, đề xuất về việc phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản.
2. Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt bao gồm các nội dung sau đây:
a) Dự kiến khối lượng, giá trị, đối tượng nợ xấu cần mua và tổ chức tín dụng bán nợ;
b) Dự kiến nhu cầu, lộ trình phát hành trái phiếu đặc biệt;
c) Đề xuất về cơ cấu thời hạn của trái phiếu đặc biệt;
d) Đánh giá năng lực của Công ty Quản lý tài sản về việc mua, quản lý và xử lý nợ xấu;
đ) Nội dung khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt là một tập hợp các phân tích, đánh giá, đề xuất về việc phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản.

Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt bao gồm các nội dung sau:

- Dự kiến khối lượng, giá trị, đối tượng nợ xấu cần mua và tổ chức tín dụng bán nợ;

- Dự kiến nhu cầu, lộ trình phát hành trái phiếu đặc biệt;

- Đề xuất về cơ cấu thời hạn của trái phiếu đặc biệt;

- Đánh giá năng lực của Công ty Quản lý tài sản về việc mua, quản lý và xử lý nợ xấu;

- Nội dung khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Thủ tục đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt được quy định như thế nào?

Thủ tục đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt được quy định như thế nào?

Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt bao gồm:

- Văn bản đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt do người đại diện hợp pháp của Công ty Quản lý tài sản ký;

- Nghị quyết của Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản thông qua Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt kèm theo Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Điều 12 Thông tư 19/2013/TT-NHNN.

Thủ tục đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt được thực hiện như sau:

(1) Công ty Quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

(2) Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Công ty Quản lý tài sản lập hồ sơ theo quy định tại mục (1) đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của năm sau trừ trường hợp quy định tại mục (3).

(3) Thời điểm lập hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt trong năm 2013 của Công ty Quản lý tài sản do Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản quyết định.

(4) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt. Trong trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản phải nêu rõ lý do.

(5) Căn cứ Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, năng lực của Công ty Quản lý tài sản và yêu cầu xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản quyết định phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng.

(6) Căn cứ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, yêu cầu thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, mục tiêu xử lý nợ xấu trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt đã được chấp thuận khi cần thiết.

Tổ chức tín dụng có quyền và trách nhiệm như thế nào trong việc phát hành trái phiếu đặc biệt?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 19/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 14/2015/TT-NHNN) quy định về quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng trái phiếu, trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng như sau:

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến trái phiếu, trái phiếu đặc biệt;

- Chuyển giao, thanh toán trái phiếu, trái phiếu đặc biệt với Công ty Quản lý tài sản theo quy định của pháp luật;

- Xác định hệ số rủi ro của trái phiếu là 0% và trái phiếu đặc biệt là 20% khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng;

- Được sử dụng trái phiếu đặc biệt mua lại khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại Thông tư này;

- Được sử dụng trái phiếu, trái phiếu đặc biệt để tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; được sử dụng trái phiếu để tham gia nghiệp vụ thị trường mở;

- Không được chuyển nhượng trái phiếu cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}