Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí trong quá trình sản xuất phim được quy định như thế nào?

Cho hỏi hủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí trong quá trình sản xuất phim được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Tình (Kiên Giang)

Doanh nghiệp sản xuất phim có được sử dụng vũ khí làm đạo cụ không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 về việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, như sau:

Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật
1. Vũ khí, công cụ hỗ trợ được sử dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật phải làm mất tính năng, tác dụng.
2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ chỉ được chào hàng, giới thiệu sản phẩm theo thời gian, địa điểm đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Đối với trường hợp mang vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để chào hàng, giới thiệu sản phẩm, sau khi hết thời hạn chào hàng, giới thiệu sản phẩm phải mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầy đủ số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ theo giấy phép.
3. Hãng phim hoạt động theo quy định của Luật Điện ảnh, bảo tàng, đơn vị biểu diễn nghệ thuật được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
4. Trường hợp cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng và vật liệu nổ để làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật thì Bộ trưởng Bộ Công an quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với các trường hợp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với các trường hợp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng và vật liệu nổ để làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật do cơ quan chuyên môn của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng thực hiện.

Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp sản xuất phim có thể sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để làm đạo cụ trong quá trình sản xuất phim

Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí trong quá trình sản xuất phim được quy định như thế nào?

Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí trong quá trình sản xuất phim được quy định như thế nào?

Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí trong quá trình sản xuất phim được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 về nội dung như sau:

- Thủ tục cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:

+ Hồ sơ đề nghị bao gồm:

++ Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nêu rõ lý do, nhu cầu sử dụng, chủng loại, số lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ;

++ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động;

++ Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;

+ Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất phim được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Điện ảnh 2022 về quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim.

Theo đó, doanh nghiệp sản xuất phim có những quyền và nghĩa vụ như sau:

Quyền của doanh nghiệp sản xuất phim:

- Sản xuất, hợp tác sản xuất phim; cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

- Tham gia sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước;

- Tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim, tuần phim.

Nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim bao gồm:

- Bảo đảm sản xuất phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;

- Thực hiện nội dung văn bản thẩm định kịch bản đối với phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước;

- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, y tế, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất phim;

- Gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong trường hợp hợp tác sản xuất phim với tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhận tài trợ từ tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim;

- Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực từ 1/1/2023.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}