Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế được quy định như thế nào? Thời hạn giấy phép lái xe quốc tế IDP là bao lâu?

Tôi muốn hỏi thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế được quy định như thế nào? - câu hỏi của anh Hải (Hải Dương)

Mẫu giấy phép lái xe quốc tế IDP được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định như sau:

Mẫu giấy phép lái xe quốc tế
1. IDP là một quyển sổ có kích thước A6 (148 mm x 105 mm), có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, những trang giấy bên trong màu trắng theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trang 1 (trang bìa) ghi thông tin cơ bản của IDP được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; trang 2 quy định về phạm vi sử dụng IDP in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, trang 3 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Việt, trang 4 để trống, trang 5 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Anh, trang 6 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Nga, trang 7 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Tây Ban Nha, trang 8 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Pháp, trang 9 quy định hạng xe được điều khiển in bằng tiếng Pháp.
3. Số IDP gồm ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam đối với giao thông quốc tế là VN và 12 chữ số sau là số giấy phép lái xe quốc gia.

Theo đó, Mẫu giấy phép lái xe quốc tế IDP được quy định như sau:

- Giấy phép lái xe quốc tế IDP do Việt Nam cấp là một quyển sổ có kích thước A6 (148 mm x 105 mm), có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, những trang giấy bên trong màu trắng theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT

- Trang 1 (trang bìa) ghi thông tin cơ bản của IDP được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;

- Trang 2 quy định về phạm vi sử dụng IDP in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh,

- Trang 3 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Việt,

- Trang 4 để trống, trang 5 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Anh,

- Trang 6 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Nga,

- Trang 7 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Tây Ban Nha,

- Trang 8 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Pháp,

- Trang 9 quy định hạng xe được điều khiển in bằng tiếng Pháp.

- Số IDP gồm ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam đối với giao thông quốc tế là VN và 12 chữ số sau là số giấy phép lái xe quốc gia.

Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế được quy định như thế nào? Thời hạn giấy phép lái xe quốc tế IDP là bao lâu?

Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế được quy định như thế nào? Thời hạn giấy phép lái xe quốc tế IDP là bao lâu? (Hình từ Internet)

Thời hạn giấy phép lái xe quốc tế IDP là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định như sau:

Thời hạn và hạng xe điều khiển của giấy phép lái xe quốc tế
1. IDP có thời hạn không quá 03 năm, kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.
2. Hạng xe được phép điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo như quy định trên, thời hạn giấy phép lái xe quốc tế IDP là không quá 03 năm kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.

Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) quy định thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế như sau:

- Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP quốc tế theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải

- Cá nhân khi nộp đơn trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) để thực hiện kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của việc cấp IDP và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định;

Khi nộp đơn qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai, phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán lệ phí của hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân.

Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày lam việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn;

-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}