Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào? Câu hỏi của bạn Nam đến từ Đà Lạt.

Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có chức năng gì?

Căn cứ Điều 50 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định:

Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
1. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, có chức năng điều tra các hành vi vi phạm quy định tại Luật này.
2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thu thập, tiếp nhận thông tin nhằm phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
b) Tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh;
c) Kiến nghị áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2023/NĐ-CP có quy định:

Cơ cấu tổ chức
1. Bộ máy giúp việc thực hiện chức năng tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia:
a) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
b) Ban Thư ký các Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Ban Giám sát cạnh tranh.

Theo đó, cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh là một bộ phận của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Cụ thể hơn, cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Thu thập, tiếp nhận thông tin nhằm phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

- Tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh;

- Kiến nghị áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật;

- Nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Bên cạnh đó, cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh còn thực hiện chức năng tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh do ai bổ nhiệm?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 03/2023/NĐ-CP có quy định:

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên vụ việc cạnh tranh.
4. Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
5. Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về lĩnh vực công tác được phân công.

Theo đó, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ nhiệm.

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh thì có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 62 Luật Cạnh tranh 2018 thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh khi có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

- Quyết định phân công điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin, đồ vật và giải trình liên quan đến nội dung vụ việc theo đề nghị của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

- Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

- Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra;

- Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;

- Quyết định gia hạn điều tra, quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra;

- Kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh;

- Tham gia phiên điều trần;

- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định.

Nghị định 03/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/04/2023.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}