Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định danh mục các bệnh về tai, mũi, họng không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024?

Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định danh mục các bệnh về tai, mũi, họng không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024? chị B.N - Hà Nội

Danh mục các bệnh về tai, mũi, họng không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP (được áp dụng từ 01/01/2024), quy định danh mục các bệnh về tai, mũi, họng không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 gồm có như sau:

TT

Bệnh tật

Điểm

30

Sức nghe (đo bằng tiếng nói thường):



- Một bên tai 2m (nghe kém trung bình nặng)

4


- Một bên tai 1 m (nghe kém nặng)

5


- Một bên tai 1m (nghe kém sâu)

6


Tính từng tai, sau lấy trung bình cộng và làm tròn để được kết quả chung. Ví dụ: Tai phải 1, tai trái 6, tổng là (6+1)/2=3,5 làm tròn là 4


31

Tai ngoài:



- Ống tai ngoài



+ Hẹp toàn bộ ống tai ngoài

4


+ Tịt ống tai ngoài

5


- Vành tai



+ Không có vành tai

5


+ Không có cấu trúc vành tai (chỉ có nụ thịt)

4


- Polyp tai ngoài

4

32

Tai giữa:



- Viêm tai giữa cấp tính

4 T


- Viêm tai giữa thanh dịch

4 T


- Viêm tai giữa mạn tính hòm nhĩ khô, sạch



+ Màng nhĩ thủng nhỏ hoặc trung bình

4


+ Màng nhĩ thụng rộng

5


- Viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ, có chảy chất nhầy hoặc mủ, mức độ thủng:



+ Thủng nhỏ hoặc trung bình

5


+ Thủng rộng

6


- Viêm tai giữa mạn tính có thủng, có chảy mủ thối (Cholesteatome)

6


- Polyp tai giữa

5

33

Xương chũm:



- Viêm tai xương chũm cấp tính

5T


- Viêm tai xương chũm mạn tính

5


- Viêm tai xương chũm có cholestetoma có biến chứng nội sọ

6


- Viêm tai xương chũm đã phẫu thuật mở hang chũm - thượng nhĩ có vá màng nhĩ, nếu:



+ Màng nhĩ đóng kín

4


+ Màng nhĩ thủng, đáy nhĩ sạch

5


+ Màng nhĩ thủng, còn chảy mủ

6


- Viêm tai xương chũm đã mổ tiệt căn, nếu:



+ Hốc mổ khô

5


+ Hốc mổ còn chảy mủ

6

34

Tai trong:



Ù tai kèm giảm sức nghe đường tiếp nhận

5

36

Mũi:



- Mũi, hố mũi, vách ngăn bị lệch vẹo, dị dạng, nếu:



+ Đã có rối loạn hô hấp, phát âm, nuốt mức độ nhẹ

4-5


+ Có rối loạn chức năng hô hấp quan trọng, rối loạn phát âm

6


- Viêm mũi mạn tính đơn thuần:



+ Có rối loạn chức năng hô hấp rõ hoặc mất ngửi

4


+ Rối loạn chức năng hô hấp

5


- Polip mũi:



+ Viêm mũi xoang mặn tính có polyp

5


+ Viêm mũi xoang mạn tính có polyp 1 bên độ I-II

4


+ Viêm mũi xoang mạn tính có polyp 1 bên độ III-XV

5


+ Viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi 2 bên độ I-II

5


+ Viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi 2 bên độ III-IV

6

37

Họng:



- Viêm họng mạn tính hay ho, sốt gây khó thở ảnh hưởng đến thể trạng

4

38

Amidan:



- Amidan viêm mạn tính quá phát độ II-III có rối loạn chức năng hô hấp (ngừng thở khi ngủ, khó thở...)

4


- Amidan viêm mạn tính quá phát độ IV

5

39

Chảy máu cam:



- Chảy máu cam tái phát chưa có thiếu máu hoặc thiếu máu nhẹ

4


- Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu trung bình

5


- Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu nặng

6

40

Thanh quản:



- Viêm thanh quản mạn tính, nếu:



+ Có rối loạn phát âm quan trọng như tiếng nói không phân biệt được hoặc phân biệt khó, thể trạng kém

4


- Liệt các cơ khép - mở dây thanh và liệt dây thần kinh hồi qui

5


- Khàn tiếng do các khối u lành tính ở dây thanh như: polip, hạt xơ dây thanh, u nang, u nhú (papilloma) dây thanh...

5


- Nói lắp:



+ Kéo dài từ (Ví dụ: C...o...n bò sữa)

4


+ Mất từ (Ví dụ: Con .... sữa)

5


- Nói ngọng:



+ Người nghe hiểu 50% đến dưới 75% từ

4


+ Người nghe hiểu 20% đến dưới 50% từ

5


+ Người nghe hiểu dưới 20% từ

6


- Chấn thương hay bệnh lý gây tổn thương cấu trúc thanh quản



+ Không có rối loạn giọng

5


+ Có rối loạn giọng

6

41

Xoang mặt:



- Viêm mũi xoang cấp tính

4T


- Viêm xoang hàm mạn tính

4


- Viêm xoang trán, xoang sàng mạn tính

5


- Viêm mũi xoang mạn tính

5

42

Liệt mặt không hồi phục do viêm tai xương chũm

6

43

Khối u vùng mũi xoang; họng thanh quản, tai ngoài, tai giữa



- Không nghi ngờ ác tính

5


- Có nghi ngờ ác tính

6

44

Nang giáp móng (giáp lưỡi)



- Phẫu thuật kết quả kém, tái phát nang

4

Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định danh mục các bệnh về tai, mũi, họng không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024?

Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định danh mục các bệnh về tai, mũi, họng không đi nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024? (Hình từ Internet)

Quy trình khám nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Lập danh sách công dân khám nghĩa vụ quân sự;

Bước 2: Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe (Ra lệnh gọi khám sức khỏe);

Bước 3: Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP và thực hiện theo 2 vòng:

- Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);

- Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HTV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.

Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám. Chi tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.

Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đối với trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe;

Bước 4: Hoàn chỉnh Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3 Phụ lục V. -ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP;

Bước 5: Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 2b Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.

Khám nghĩa vụ quân sự khám những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP, việc khám nghĩa vụ quân sự được thực hiện 02 vòng: Vòng sơ tuyển và Vòng khám chi tiết.

Theo đó, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được hiện theo 2 vòng với các nội dung khám như sau:

Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

- Tổ chức sơ tuyển sức khỏe nội dung như sau:

+ Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình;

+ Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.

Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung sau:

+ Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);

+ Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HTV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.

Thực hiện theo 2 vòng: Khám thể lực, lâm sàng và khám cận lâm sàng, sàng lọc HIV, ma túy. Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám. Chỉ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.

Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đối với trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}