Thông tư 04/2024/TT-BNV quy định trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức thế nào? Hướng dẫn tổ chức thực hiện xác định tỷ lệ ngạch công chức ra sao?

Thông tư 04/2024/TT-BNV quy định trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức thế nào? Hướng dẫn tổ chức thực hiện xác định tỷ lệ ngạch công chức ra sao?

Hướng dẫn tổ chức thực hiện xác định tỷ lệ ngạch công chức ra sao?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 13/2022/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BNV thì việc tổ chức thực hiện xác định tỷ lệ ngạch công chức như sau:

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

+ Thực hiện việc xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quản lý, bảo đảm không vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Thông tư 04/2024/TT-BNV.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có tỷ lệ ngạch công chức thực tế cao hơn tỷ lệ quy định tại Thông tư này thì không thực hiện việc tuyển dụng, nâng ngạch đối với ngạch công chức đã vượt quá.

+ Tổng hợp và báo cáo kết quả xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quản lý theo Phụ lục số 01, Phụ lục số 02, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BNV và Đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về Bộ Nội vụ để quản lý theo quy định của pháp luật.

- Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội quyết định việc áp dụng Thông tư này để thực hiện việc xác định cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền quản lý”.

- Bỏ cụm từ “theo từng chuyên ngành” tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BNV.

Hướng dẫn xác định tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ theo Thông tư 04 ra sao?

Thông tư 04/2024/TT-BNV quy định trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn xác định tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ ra sao?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BNV hướng dẫn xác định tỷ lệ ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ như sau:

- Đối với tổ chức cấp vụ và tương đương thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ:

+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa 40%;

+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;

+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ phần trăm (%) các ngạch còn lại.

- Đối với tổ chức thuộc, trực thuộc tổng cục:

+ Đối với tổ chức cấp vụ và tương đương thuộc tổng cục

+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa 30%;

+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 50%;

+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.

- Đối với tổ chức trực thuộc tổng cục được tổ chức tại địa phương theo ngành dọc

+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 40%;

+ Ngạch chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên và tương đương: Tỷ lệ % các ngạch còn lại.

Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BNV quy định như sau:

Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức
1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư này và căn cứ danh mục vị trí việc làm và số lượng biên chế công chức bố trí theo từng vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức mình để xác định tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch công chức theo từng chuyên ngành tại cơ quan, tổ chức, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phê duyệt cơ cấu ngạch công chức phù hợp với mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức.
3. Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tham mưu, giúp người đứng đầu thực hiện việc xác định số lượng ngạch công chức và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Theo đó, trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức như sau:

- Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BNV và căn cứ danh mục vị trí việc làm và số lượng biên chế công chức bố trí theo từng vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức mình để xác định tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch công chức theo từng chuyên ngành tại cơ quan, tổ chức, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phê duyệt cơ cấu ngạch công chức phù hợp với mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức.

- Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tham mưu, giúp người đứng đầu thực hiện việc xác định số lượng ngạch công chức và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thông tư 04/2024/TT-BNV có hiệu lực khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2024/TT-BNV quy định như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để được hướng dẫn, giải quyết./.

Theo đó, Thông tư 04/2024/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}