Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu? Đơn đề nghị gia hạn tạm giam trong tố tụng hình sự mới nhất?
Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử
1. Căn cứ, thẩm quyền và thủ tục tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
2. Thời hạn tạm giữ không được quá 03 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
3. Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày, trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày.
Như vậy theo quy định trên thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày.
Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu? Đơn đề nghị gia hạn tạm giam trong tố tụng hình sự mới nhất?
Mẫu Đề nghị gia hạn tạm giam trong tố tụng hình sự mới nhất là mẫu nào?
Mẫu Đề nghị gia hạn tạm giam trong tố tụng hình sự là mẫu số 83 ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA.
Tải Mẫu Đề nghị gia hạn tạm giam trong tố tụng hình sự tại đây.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định tạm giam trong giai đoạn xét xử?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 474 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam
1. Khiếu nại đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định tạm giam, quyết định phê chuẩn việc bắt, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giam và khiếu nại các hành vi thực hiện các lệnh và quyết định đó phải được giải quyết ngay trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại. Trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố. Cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam phải chuyển ngay cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án, vụ việc khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết nếu quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại là của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Tòa án có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định bắt, tạm giam trong giai đoạn xét xử.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Chánh án trong việc bắt, tạm giam do Chánh án Tòa án xem xét, giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án trên một cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án trên một cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án trong việc bắt, tạm giam do Chánh án Tòa án trên một cấp xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án trên một cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Như vậy theo quy định trên toà án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định tạm giam trong giai đoạn xét xử.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;