Thời hạn lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân là bao nhiêu năm?

Thời hạn lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân là bao nhiêu năm? - Câu hỏi của anh Phúc tại Quảng Ninh.

Thời hạn lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân là bao nhiêu năm?

Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định về thời hạn lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu trông tàng thư căn cước công dân như sau:

Thời hạn lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân
1. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân có thời hạn bảo quản là 20 năm kể từ khi công dân chết.
2. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân được lưu trữ, bảo quản theo thời hạn quy định tại Thông tư số 32/2013/TT-BCA ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chế độ công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ Cảnh sát.
3. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân của công dân bị Tòa án tuyên bố chết, mất tích thì thời hạn bảo quản là 20 năm tính từ khi quyết định của Tòa án có hiệu lực.

Như vậy, hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân có thời hạn bảo quản là 20 năm kể từ khi công dân chết.

Đối với hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân của công dân bị Tòa án tuyên bố chết, mất tích thì thời hạn bảo quản là 20 năm tính từ khi quyết định của Tòa án có hiệu lực.

Thời hạn lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân là bao nhiêu năm?

Thời hạn lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân là bao nhiêu năm?

Trách nhiệm của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội như thế nào trong công tác tàng thư căn cước công dân?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 10/2016/TT-BCA (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2019/TT-BCA) quy định về trách nhiệm của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội như sau:

- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tàng thư căn cước công dân;

- Hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng tàng thư căn cước công dân và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tàng thư căn cước công dân;

- Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tàng thư;

- Phối hợp Cục Kế hoạch và tài chính và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công an nghiên cứu xây dựng đề án trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân;

- Nghiên cứu xây dựng, thực hiện dự án điện tử hóa hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân;

- Chỉ đạo khai thác có hiệu quả tàng thư căn cước công dân phục vụ yêu cầu nghiệp vụ của ngành, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Công an cấp tỉnh có trách nhiệm như thế nào trong công tác tàng thư căn cước công dân?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định nội dung này như sau:

Trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng tàng thư căn cước công dân
...
2. Trách nhiệm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác tàng thư căn cước công dân trong phạm vi địa phương;
b) Bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác tàng thư căn cước công dân;
c) Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác tàng thư căn cước công dân tại địa phương;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tàng thư căn cước công dân;

Như vậy, trách nhiệm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác tàng thư căn cước công dân như sau:

- Xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác tàng thư căn cước công dân trong phạm vi địa phương;

- Bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác tàng thư căn cước công dân;

- Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác tàng thư căn cước công dân tại địa phương;

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tàng thư căn cước công dân.

Cán bộ tàng thư có được tự ý mang hồ sơ ra ngoài không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định trách nhiệm của cán bộ tàng thư như sau:

- Cán bộ tàng thư không được tự ý lập, tẩy xóa, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân;

- Không được chiếm đoạt, làm hỏng, làm mất hồ sơ, tài liệu; mua bán, chuyển giao, tiêu hủy, mang hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân ra ngoài nơi lưu trữ trái quy định;

- Không được tự ý khai thác, cung cấp thông tin, sao chụp tài liệu trong tàng thư căn cước công dân khi chưa có ý kiến của lãnh đạo cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Không được sử dụng thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân nhằm mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, ngành Công an, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}