Thời gian xem xét hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán do chia tài sản chung của vợ chồng là bao lâu?

Thời gian xem xét hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán do chia tài sản chung của vợ chồng là bao lâu? - Câu hỏi anh Tính (Hà Nội)

Chứng khoán chồng mua trong thời kỳ hôn nhân có phải là tài sản chung của vợ chồng hay không?

Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo quy định thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

Trong trường hợp vẫn còn tồn tại quan hệ vợ chồng và số chứng khoán được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì được xem là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp số chứng khoán đó đã được tiến hành chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân và thuộc quyền sở hữu của người chồng/vợ.

Thời gian xem xét hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán do chia tài sản chung của vợ chồng là bao lâu?

Thời gian xem xét hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán do chia tài sản chung của vợ chồng là bao lâu?

Để chuyển quyền sở hữu chứng khoán do phân chia tài sản chung của vợ chồng thì hồ sơ cần những giấy tờ nào?

Căn cứ Điều 29 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 thì hồ sơ chuyền quyền sở hữu chứng khoán do phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cần những giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán của các bên chuyển quyền và nhận chuyển quyền (Mẫu 16A/ĐKCK Tải về) kèm theo bản sao giấy tờ thể hiện thông tin nhận diện của các bên.

- Bản sao hợp lệ Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân có xác nhận của cơ quan công chứng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tài liệu thể hiện việc phân chia tài sản chung của vợ chồng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình, con cái, người được chồng và vợ nuôi dưỡng, cấp dưỡng.

- Bản sao các tài liệu chứng minh cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu đã thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần chứng khoán nhận từ chồng/vợ chuyển sang tên sở hữu (Tờ khai/Thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân có xác nhận của cơ quan thuế và văn bản xác nhận đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước).

- Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán theo Mẫu 21/LK Tải về Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán do Tổng Giám đốc VSD ban hành (03 bản đối với trường hợp khác TVLK, 02 bản đối với trường hợp cùng TVLK) và Văn bản của TVLK xác nhận về số dư chứng khoán lưu ký bên chuyển quyền sở hữu và cam kết phong tỏa trong quá trình làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

Thời gian xem xét hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán do chia tài sản chung của vợ chồng là bao lâu?

Căn cứ Điều 58 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 quy định về xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán như sau:

Xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán
1. Thời gian VSD xem xét, xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán là trong thời hạn 05 ngày làm việc (trừ các trường hợp chuyển quyền sở hữu quy định tại Khoản 1 Điều 30 và Điều 44, 46, 47, 48, 50 Quy chế này) kể từ ngày liền sau ngày VSD nhận được hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán. Ngày VSD nhận được hồ sơ được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 3 Quy chế này.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc sau khi thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán, VSD gửi văn bản xác nhận việc chuyển quyền sở hữu cho các bên liên quan. Trường hợp chứng khoán chưa lưu ký, VSD gửi thông báo cho TCPH có liên quan và TCPH chịu trách nhiệm thu hồi/cấp mới Sổ/Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho các nhà đầu tư có liên quan.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, VSD sẽ gửi văn bản thông báo cho bên có liên quan đề nghị bổ sung, giải trình và nêu rõ lý do chưa chấp thuận chuyển quyền sở hữu.
4. Đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, VSD xử lý hồ sơ theo nguyên tắc ưu tiên về thời gian nhận hồ sơ để đảm bảo giao dịch chuyển quyền sở hữu trái phiếu đáp ứng các quy định được nêu tại Khoản 1 Điều 56 Quy chế này.
5. Đối với trường hợp chuyển quyển sở hữu chứng khoán ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán, việc thanh toán tiền đối với chứng khoán chuyển quyền sở hữu (nếu có) do các bên liên quan tự thoả thuận và thực hiện theo đúng quy định pháp luật và TVLK bên chuyển quyền sở hữu có trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế thay mặt nhà đầu tư bên chuyển quyền sở hữu theo quy định pháp luật (nếu có).

Như vậy, Trung tâm Lưu ký chứng khoán sẽ xem xét hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày Trung tâm Lưu ký chứng khoán nhận được hồ sơ.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc sau khi thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán gửi văn bản xác nhận việc chuyển quyền sở hữu cho các bên liên quan.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}