Thời gian tối đa hỗ trợ kinh phí học tiến sĩ và thạc sĩ cho giảng viên, cán bộ quản lý tại trường Đại học là bao lâu?

Cho tôi hỏi trong đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học thì việc kinh phí hỗ trợ cho cán bộ giảng viên đi học hỗ trợ trong thời gian bao nhiêu lâu? Tôi cảm ơn!

Đối tượng thuộc Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học là ai?

Theo Mục II Quyết định 89/QĐ-TTg năm 2019 quy định về đối tượng thuộc Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

- Giảng viên, cán bộ quản lý thuộc các cơ giáo dục đại học trên toàn quốc.

- Nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong nước, đủ tiêu chuẩn giảng viên và cam kết đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.

- Những người đã trúng tuyển hoặc đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước, nước ngoài hoặc liên kết trong nước và nước ngoài nhưng không thuộc đối tượng của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020 (theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ), cam kết trở thành giảng viên các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

Kinh phí hỗ trợ học tiến sĩ và thạc sĩ cho giảng viên, cán bộ trường Đại học trong thời gian tối đa bao nhiêu năm 2022?

Theo Điều 8 Thông tư 30/2022/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ giáo dục đại học quy định về nguyên tắc quản lý và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước như sau:

“Điều 8. Nguyên tắc quản lý và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước
1. Quy định về kiểm soát thanh toán kinh phí hỗ trợ cho người học tại Kho bạc Nhà nước:
a) về hồ sơ thủ tục kiểm soát thanh toán kinh phí đào tạo trong nước và kinh phí đào tạo ở nước ngoài qua Kho bạc Nhà nước: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 11/2020/NĐ-CP).
b) về quy định kiểm soát, thanh toán kinh phí qua Kho bạc Nhà nước: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và các quy định hiện hành, trong đó hồ sơ kiểm soát chi đối với kinh phí đào tạo ở nước ngoài được thực hiện như sau:
Đơn vị sử dụng ngân sách lập Giấy rút dự toán ngân sách trên cơ sở tổng số tiền tại danh sách chuyển kinh phí đào tạo cho lưu học sinh theo từng nước/trường, từng loại ngoại tệ hoặc Giấy rút dự toán cho từng người học và gửi đến Kho bạc Nhà nước kèm theo các hồ sơ quy định tại Điều 7 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP.
Hồ sơ thanh toán kinh phí đào tạo cho người học phải đầy đủ các nội dung sau: Họ và tên người học; Tên nước người học đang theo học; Nội dung chi; số tiền bằng ngoại tệ cho từng người học; Tên tài khoản người hưởng (tên cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc đơn vị cá nhân được hưởng); số tài khoản người hưởng; Mã định danh (Swift code) của ngân hàng người hưởng hoặc tên và địa chỉ đầy đủ của Ngân hàng người hưởng; Ngân hàng trung gian (nếu có); Phí chuyển tiền; Khác (nếu có).
Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ và tính chính xác của các nội dung trong Giấy rút dự toán ngân sách kinh phí đào tạo cho người học và các hồ sơ gửi đến Kho bạc Nhà nước; đảm bảo đúng nội dung, định mức chi theo quy định tại Thông tư này.
Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán được giao, hồ sơ đơn vị gửi đến để kiểm soát và làm thủ tục đề nghị Ngân hàng chuyển tiền từ tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước đến từng đối tượng được hưởng.
Đối với sinh hoạt phí và bảo hiểm y tế của người học đi đào tạo ở nước ngoài, trước khi nhập học được cấp trước chi phí đi đường và tối đa không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí.
2. Kinh phí hỗ trợ cấp cho người học theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo được tính từ thời điểm người học nhập học chính thức tại cơ sở đào tạo hoặc từ thời điểm quyết định có hiệu lực đối với người học tiến sĩ; nhưng tối đa không quá 04 năm (48 tháng) đối với người học tiến sĩ và không quá 02 năm (24 tháng) đối với người học thạc sĩ. Trong thời gian tạm dừng học tập, nghiên cứu, người học không được nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án.
3. Trường hợp người học vi phạm pháp luật dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết án tù giam hoặc bị buộc thôi học do vi phạm quy định của cơ sở đào tạo trong quá trình học tập, nghiên cứu: Dừng cấp kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.”

Như vậy, trong Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học năm 2022, thì kinh phí hỗ trợ cấp cho người học theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo được tính từ thời điểm người học nhập học chính thức tại cơ sở đào tạo hoặc từ thời điểm quyết định có hiệu lực đối với người học tiến sĩ; nhưng tối đa không quá 04 năm (48 tháng) đối với người học tiến sĩ và không quá 02 năm (24 tháng) đối với người học thạc sĩ

Kinh phí hỗ trợ học tiến sĩ và thạc sĩ cho giảng viên, cán bộ trường Đại học trong thời gian tối đa bao nhiêu?

Thời gian tối đa hỗ trợ kinh phí học tiến sĩ và thạc sĩ cho giảng viên, cán bộ quản lý tại trường Đại học là bao lâu?

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học năm 2022 từ đâu?

Theo Điều 2 Thông tư 30/2022/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ giáo dục đại học quy định về nguồn kinh phí thực hiện như sau:

“Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kinh phí cho người học (gồm học bổng, học phí và các chi phí cho học viên được đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ) được cử đi đào tạo trong phạm vi chỉ tiêu đào tạo được cơ quan có thẩm quyền giao và nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này.
2. Nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục đại học thuộc đối tượng tham gia Đề án:
a) Các cơ sở giáo dục đại học cử giảng viên đi học có trách nhiệm tự bảo đảm kinh phí từ nguồn tài chính hợp pháp để bồi dưỡng về ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho người học được tuyển chọn đi đào tạo tại nước ngoài; hỗ trợ người học tham gia các chương trình đào tạo của Đề án ngoài các nội dung và mức chi quy định tại Thông tư này (nếu có). Nội dung và mức chi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
b) Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tự bảo đảm kinh phí từ nguồn tài chính hợp pháp để bồi dưỡng nâng cao năng lực của giảng viên và cán bộ quản lý, thu hút các nhà khoa học và người có trình độ tiến sĩ; triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
3. Nguồn tài trợ, hỗ trợ, huy động hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định. Nội dung và mức chi được thực hiện theo các quy định hiện hành đối với từng loại nguồn vốn, khuyến khích các đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
4. Người học thực hiện bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo trong trường hợp không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người học quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 25/2021/TT-BGDĐT. Việc bồi hoàn chi phí đào tạo được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo đối với người học không phải công chức, viên chức, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đối với người học là công chức, viên chức và các quy định hiện hành khác có liên quan.
5. Việc quản lý và sử dụng kinh phí chi trả cho các cơ sở ngoài công lập thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước và quy định tại Thông tư này, thanh toán theo hợp đồng trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát, kiểm tra việc quản lý kinh phí thực hiện Đề án, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án theo quy định.
7. Kinh phí thực hiện Đề án được quản lý sử dụng và quyết toán phù hợp với tính chất nguồn kinh phí và phù hợp với mục chi tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước, tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm của đơn vị gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt và gửi cơ quan tài chính thẩm định quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”

Thông tư 30/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 20/07/2022.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

42 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}