Thiết bị giám sát hành trình bắt buộc phải lắp trên những loại xe nào? Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm yêu cầu gì?

Thiết bị giám sát hành trình bắt buộc phải lắp trên những loại xe nào? Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm yêu cầu gì? anh T.B.G - Hà Nội

Thiết bị giám sát hành trình bắt buộc phải lắp trên những loại xe nào?

Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về loại xe phải lắp thiết bị giám sát hành trình như sau:

Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
...

Như vậy, loại xe phải lắp thiết bị giám sát hành trình bao gồm:

- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách;

- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa;

- Xe trung chuyển.

Thiết bị giám sát hành trình bắt buộc phải lắp trên những loại xe nào? (Hình từ internet)

Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm những yêu cầu gì?

Tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe như sau:

Thiết bị giám sát hành trình bắt buộc phải lắp trên những loại xe nào?
...
3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.
4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.

Như vậy, thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải đảm bảo yêu cầu:

- Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm:

+ Hành trình.

+ Tốc độ vận hành.

+ Thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam).

- Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.

Việc khai thác, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô được quy định như thế nào?

Tại Điều 10 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 17 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT có quy định về khai thác, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô như sau:

- Việc khai thác dữ liệu từ camera lắp trên xe thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và pháp luật khác có liên quan.

- Thông tin, dữ liệu từ camera lắp trên xe được sử dụng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải, quản lý hoạt động của người lái xe và phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải, cung cấp cho:

+ Cơ quan Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông;

+ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt;

+ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), ngành giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải) để phục vụ công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và công tác khác để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.

- Thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu từ camera trên môi trường mạng được đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật an toàn thông tin và pháp luật khác có liên quan.

- Các cơ quan, đơn vị được cấp tài khoản truy cập vào phần mềm dữ liệu hình ảnh từ camera của Cục Đường bộ Việt Nam phải thực hiện bảo mật tài khoản, bảo mật thông tin theo quy định và khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ công tác quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}