Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ quy định thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước thế nào?
Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ quy định thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước là:
Lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước
1. Dự thảo hương ước, quy ước trước khi đưa ra cộng đồng dân cư bàn, biểu quyết thông qua phải được niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, bảng tin công cộng, điểm sinh hoạt cộng đồng hoặc địa điểm khác bảo đảm thuận tiện để hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư tiếp cận, tìm hiểu và góp ý. Thời hạn niêm yết do cộng đồng dân cư quyết định nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày niêm yết.
Như vậy, theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước là không ít hơn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày niêm yết.
Theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ quy định thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước thế nào?
Trường hợp nào hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện toàn bộ?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, trường hợp dưới đây, hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện toàn bộ:
Tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện toàn bộ đối với trường hợp quy định tại điểm a hoặc một phần đối với trường hợp quy định tại các điểm b và c khoản này:
a) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định này;
b) Có nội dung không phù hợp với mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại các điều 3 và 4 Nghị định này;
c) Có nội dung không phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 4 Nghị định này mà nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư.
Như vậy, theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ quy định trường hợp hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện toàn bộ khi không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Soạn thảo nội dung hương ước, quy ước
Việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như sau:
- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư lựa chọn người tham gia và thành lập Tổ soạn thảo hương ước, quy ước.
- Tổ soạn thảo hương ước, quy ước bao gồm các thành viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm sống và hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương. Đối với cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì Tổ soạn thảo phải có thành viên là già làng, trưởng bản và người biết tiếng dân tộc.
- Theo sự điều hành của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 và lấy ý kiến, thông qua, chuẩn bị hồ sơ công nhận hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 9, 10 và 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP
(2) Lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước
- Dự thảo hương ước, quy ước trước khi đưa ra cộng đồng dân cư bàn, biểu quyết thông qua phải được niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, bảng tin công cộng, điểm sinh hoạt cộng đồng hoặc địa điểm khác bảo đảm thuận tiện để hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư tiếp cận, tìm hiểu và góp ý.
Thời hạn niêm yết do cộng đồng dân cư quyết định nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày niêm yết.
- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
+ Sao gửi dự thảo hương ước, quy ước đến từng hộ gia đình;
+ Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;
+ Mở hòm thư tiếp nhận ý kiến góp ý;
+ Lấy ý kiến trong cuộc họp, hội nghị của cộng đồng dân cư, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở cộng đồng dân cư hoặc hình thức phù hợp khác.
Việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư quyết định và thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở cộng đồng dân cư.
- Trong trường hợp cần thiết, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố có thể lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan bằng văn bản.
- Tổ soạn thảo hương ước, quy ước có trách nhiệm tổng hợp, hoàn thiện dự thảo hương ước, quy ước trên cơ sở ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức có liên quan.
(3) Thông qua hương ước, quy ước
Hương ước, quy ước được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư tán thành và được thực hiện bằng một trong các hình thức như sau:
- Thông qua tại cuộc họp của cộng đồng dân cư theo các quy định sau:
+ Phải có đại diện của trên 50% tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư tham dự họp;
+ Trình tự, thủ tục tổ chức cuộc họp thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Thông qua bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến từng hộ gia đình trong cộng đồng dân cư theo các quy định sau:
+ Chỉ lấy ý kiến sau khi cuộc họp của cộng đồng dân cư không thể thực hiện được do không đạt tỷ lệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP
+ Kết quả lấy ý kiến phải công khai sau khi tổng hợp bằng hình thức phù hợp do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn;
+ Trình tự, thủ tục lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
Trình tự, thủ tục tạm ngưng thực hiện hương ước, quy ước thế nào?
Theo Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, trình tự, thủ tục tạm ngưng thực hiện hương ước, quy ước được quy định như sau:
-Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phản ánh bằng văn bản của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư hoặc qua kết quả rà soát, kiểm tra, kiến nghị sau giám sát của các cơ quan, tổ chức liên quan phát hiện các trường hợp tạm ngưng thực hiện hương ước, quy ước, Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Có văn bản gửi người phản ánh, kiến nghị về nội dung phản ánh, kiến nghị không có cơ sở;
+ Ban hành quyết định tạm ngừng thực hiện toàn bộ hương ước, quy ước đồng thời hướng dẫn cộng đồng dân cư tiến hành việc soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua hương ước, quy ước để đủ điều kiện đề nghị công nhận theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP đối với trường hợp tạm ngưng toàn bộ;
+ Ban hành quyết định tạm ngừng thực hiện một phần hương ước, quy ước đồng thời hướng dẫn cộng đồng dân cư tiến hành việc sửa đổi, bổ sung, thay thế nội dung và công nhận hương ước, quy ước theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 61/2023/NĐ-CP đối với trường hợp tạm ngưng một phần.
- Quyết định tạm ngừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần hương ước, quy ước phải nêu rõ lý do tạm ngừng thực hiện, thời hạn hoàn tất các thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua để đề nghị công nhận hương ước, quy ước hoặc thời hạn soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua và công nhận nội dung được sửa đổi, bổ sung, thay thế của hương ước, quy ước. Quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP
- Ủy ban nhân dân cấp xã gửi Quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước đến Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến cộng đồng dân cư và đồng thời gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
- Quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi có quyết định công nhận hương ước, quy ước đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua hoặc quyết định công nhận hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế của Ủy ban nhân dân cấp xã có hiệu lực.
- Đối với trường hợp tạm ngưng toàn bộ thì cộng đồng dân cư hoàn tất các thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua hương ước, quy ước để được công nhận theo quy định.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;