Thế nào là Tòa án quân sự? Người thực hiện hành vi phạm tội nào bắt buộc phải bị xét xử tại tòa án quân sự?

Thế nào là Tòa án quân sự? Người thực hiện hành vi phạm tội nào bắt buộc phải bị xét xử tại tòa án quân sự? - Câu hỏi của anh Vĩnh (Bình Dương)

Thế nào là Tòa án quân sự?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân 2014 quy định về tòa án nhân dân như sau:

- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

- Về tòa án quân sự, tại Điều 49 Luật tổ chức Tòa án nhân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự như sau:

Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật.

Thế nào là Tòa án quân sự? Người thực hiện hành vi phạm tội nào bắt buộc phải bị xét xử tại tòa án quân sự?

Thế nào là Tòa án quân sự? Người thực hiện hành vi phạm tội nào bắt buộc phải bị xét xử tại tòa án quân sự? (Hình từ internet)

Đối tượng nào bị xét xử tại tòa án quân sự?

Căn cứ tại Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự 2002 quy định các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:

- Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;

- Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự 2002 mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.

Người thực hiện hành vi phạm tội nào bắt buộc phải bị xét xử tại tòa án quân sự?

Căn cứ tại Mục 1 Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA quy định về đối tượng bị xét xử tại tòa án quân sự như sau:

Người phạm tội bắt buộc bị xét xử tại tòa án quân sự:

Những vụ án hình sự mà người phạm tội là các đối tượng sau đây thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự không phụ thuộc vào việc họ phạm tội gì và phạm tội ở đâu:

- Quân nhân tại ngũ bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp được quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Công chức quốc phòng bao gồm những công dán được tuyển dụng vào phục vụ trong Quân đội hoặc từ sĩ quan chuyển sang và do các đơn vị doanh nghiệp quân đội trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Công nhân quốc phòng bao gồm:

+ Những công dân được tuyển dụng thuộc biên chế của các đơn vị, doanh nghiệp quân đội;

+ Những công dân có hợp động lao động không xác định thời hạn trong các đơn vị, doanh nghiệp quân đội, nếu họ phạm tội khi đang thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo hợp đồng;

- Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên, tình trạng sẵn sàng chiến đấu theo quy định của pháp luật về lực lượng dự bị động viên;

- Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu theo quy định của pháp luật về dân quân, tự vệ;

- Những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý bao gồm những công dân do nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do nhiệm vụ quân sự khác được các đơn vị quân đội trưng tập và trực tiếp quản lý họ để đáp ứng các nhu cầu đó.

Người phạm tội không bắt buộc phải xét xử tại tòa án quân sự:

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự 2002 thì những vụ án hình sự mà người phạm tội không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự 2002 chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự trong trường hợp người phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội, cụ thể như sau:

- Bí mật quân sự là bí mật của Quân đội bí mật về an ninh quốc phòng được xác định là bí mật quân sự và được quy định trong các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Gây thiệt hại cho Quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của những người quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh hoặc tài sản của những người này được Quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội.

- Tài sản của Quân đội là tài sản do Quân đội quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp Quân đội giao tài sản đó cho dân quân, tự vệ hoặc bất kỳ người nào khác quản lý, sử dụng để chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự.

Cũng được coi là gây thiệt hại cho Quân đội trong trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Quân đội quản lý mà lại tiếp tục phạm tội.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}