Thế nào là sổ hộ khẩu điện tử? Có buộc phải xin giấy xác nhận cư trú để thay thế sổ hộ khẩu không?
Thế nào là sổ hộ khẩu điện tử?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020, thì Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp có giá trị sử dụng đến hết 31/12/2022.
Tuy sổ hộ khẩu giấy hết giá trị nhưng nhà nước ta vẫn duy trì quản lý cư dân theo hộ khẩu, theo đó chỉ thay thế từ hình thức giấy trực tuyến. Việc quản lý thông tin cư trú của người dân sẽ được các cơ quan chức năng thực hiện thông qua hình thức điện tử thay phương thức "thủ công" như trước đây.
Theo đó, sổ hộ khẩu điện tử được hiểu là phương thức quản lý thường trú của công dân qua hệ thống phần mềm và được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Về cách làm sổ hộ khẩu điện tử thì hiện nay không có thủ tục nào liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, Bộ Công an khuyến khích người dân sau khi bỏ sổ hộ khẩu giấy thì nên làm thẻ Căn cước công dân gắn chip. Do việc sử dụng Căn cước công dân có thể thay cho việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Ngoài ra, Bộ Công an khuyến cáo công dân cần sớm cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục hành chính sau này.
Thế nào là sổ hộ khẩu điện tử? Có buộc phải xin giấy xác nhận cư trú để thay thế sổ hộ khẩu không? (Hình từ Internet)
Bỏ sổ hộ khẩu giấy thì có buộc phải xin giấy xác nhận cư trú để thay thế không?
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP có quy định:
Khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
...
4. Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo đó, để chứng minh thông tin cư trú người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau đây:
- Thẻ Căn cước công dân.
- Chứng minh nhân dân.
- Giấy xác nhận cư trú
- Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Như vậy, người dân có thể sử dụng Giấy xác nhận thông tin về cư trú như 1 cách để thay thế sổ hộ khẩu trong các trường hợp cần xuất trình giấy tờ chứng minh thông tin cư trú.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai quy định bỏ sổ hộ khẩu. Một số cơ quan đơn vị thường yêu cầu người dân phải đến Công an xin xác nhận nơi cư trú để được giải quyết một số thủ tục hành chính. Lý do là vì hiện nay cơ sở dữ liệu dân cư còn chưa được liên thông, chưa đồng bộ, nên nhiều thủ tục, giao dịch vẫn đòi hỏi cần có giấy tờ xác nhận liên quan đến cư trú.
Ngoài ra còn do thực tiễn một số cán bộ, công chức viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, còn được được phổ biến đầy đủ các phương thức thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, nên dẫn dến yêu cầu công dân phải đi xin giấy xác nhận cư trú.
Ý kiến về vấn đề này, theo đại diện Cục Cảnh sát Quản lý Hành Chính về Trật tự xã hội, Bộ Công an, cho rằng bức xúc này của người dân là hoàn toàn dễ hiểu.
Do trong trường hợp cán bộ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ở UBND các cấp hoặc cơ quan chức năng dù có đủ điều kiện nhưng không thực hiện các phương thức khác để xác nhận, chứng minh nơi cư trú, mà vẫn buộc công dân phải ra công an phường để xin giấy xác nhận cư trú là “hành dân”, gây khó dễ, làm chậm, cản trở quá trình cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.
Khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hình thức nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
...
2. Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:
a) Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
b) Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;
c) Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp;
d) Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo đó, việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:
- Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
- Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;
- Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp;
- Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;