Thế nào là người chưa thành niên? Chế độ tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên được quy định như thế nào?

Thế nào là người chưa thành niên? Chế độ tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên được quy định như thế nào? - Câu hỏi của bác Quốc (Bình Phước)

Thế nào là người chưa thành niên?

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 về người chưa thành niên như sau:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, có thể hiểu người chưa thành niên là người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.

Do đó, khi người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật và bị tạm giam, tạm giữ thì pháp luật có những quy định cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi của người chưa thành niên khi bị tạm giữ, tạm giam.

Thế nào là người chưa thành niên? Chế độ tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên được quy định như thế nào?

Thế nào là người chưa thành niên? Chế độ tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên được quy định như thế nào?

Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người chưa thành niên được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Thi hành án hình sự năm 2015 như sau:

Chế độ ăn, ở

Người chưa thành niên bị tạm giam tạm giữ, tạm giam được đảm bảo các tiêu chuẩn về định lượng ăn giống như người bị tạm giam, tạm giữ là người đã thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng;

Người chưa thành niên bị tạm giữ, tạm giam sẽ được bố trí giam tại một phòng riêng trừ trường hợp do điều kiện thực tế nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung;

Trong trường hợp người chưa thành niên bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ có thể bị kỷ luật. Không áp dụng cùm chân khi người chưa thành niên bị kỷ luật.

Chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự

Người bị tạm giữ được gặp thân nhân hai lần trong thời gian tạm giữ, hai lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân hai lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ;

Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;

Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa;

Trong một số trường hợp đặc biệt không được phép thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015;

Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo các nội dung trên. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.

Chế độ chăm sóc y tế đối với người chưa thành niên bị tạm giam như thế nào?

Người bị tạm giữ là người chưa thành niên được hưởng chế độ chăm sóc khi bệnh theo quy định tại Điều 20 Luật Thi hành tạm giữ tạm giam 2015 như sau:

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, thương tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ; nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị. Cơ sở giam giữ phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, sử dụng thuốc, bồi dưỡng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân và phải có đơn thuốc của thầy thuốc, chịu sự kiểm tra của cơ sở giam giữ.

- Đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ sở giam giữ yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở chữa bệnh nêu trong quyết định.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}